Hôm nay, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định cùng đồng phạm hầu tòa

Cập nhật: 20-01-2010 | 00:00:00

 

Lê Công Định lúc bị bắt. Hôm nay (20-1)  TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử vụ án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” do Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long thực hiện.

 

Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong hai ngày (20,21-1) do thẩm phán Nguyễn Đức Sáu làm chủ tọa phiên tòa.

 

Theo cáo trạng, năm 2001, Trần Huỳnh Duy Thức đứng lên thành lập Công ty Cổ phần Internet . Một kết nối kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ điện thoại. Năm 2005, Trần Huỳnh Duy Thức thành lập tổ chức có tên gọi “Nhóm nghiên cứu Chấn” và lôi kéo 4 cá nhân khác trong công ty gồm Lê Thăng Long, Lê Thị Thu Thu, Trần Thị Thu và Cù Thị Phương tham gia tổ chức này.

 

Sau khi thành lập, “Nhóm nghiên cứu Chấn” đã tổ chức nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và cho rằng vào cuối năm 2010 nền kinh tế Việt Nam sẽ bị khủng hoảng, đây được coi là thời điểm “lúc phất cờ”. Lúc đó, Thức sẽ tham gia lãnh đạo “chính phủ mới” để điều hành đất nước.

 

Với chủ trương trên, Trần Huỳnh Duy Thức đã lập website mang tên "Chanlachong" để tuyên truyền hoạt động của “Nhóm nghiên cứu Chấn”, mở rộng quan hệ, lôi kéo giới trí thức tham gia tổ chức, làm tài liệu có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước, phân công nhiệm vụ và lập email, mật khẩu cho các cá nhân trong “Nhóm nghiên cứu Chấn” nhằm trao đổi thông tin phục vụ cho kế hoạch “Đoài đánh Đoài” trong quá trình hoạt động.

 

Trần Huỳnh Duy Thức còn bị cáo buộc đã cho đăng nhiều bài có nội dung xuyên tạc, chống đối sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ. Trên 3 blog được người này lập ra, cơ quan điều tra thu 60 đầu tài liệu mang nội dung chống đối nêu trên.

 

Đối với Nguyễn Tiến Trung, bản cáo trạng phân tích, Trung là người chủ mưu thành lập tổ chức phản động có tên gọi “tập hợp thanh niên dân chủ”, tham gia hoạt động đắc lực trong tổ chức có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam”. Cụ thể: tháng 5-2006, Trung chủ mưu thành lập tổ chức “tập hợp thanh niên dân chủ”, cuối năm 2006, Trung tiếp tục tham gia “Đảng dân chủ Việt Nam”. Tổng cộng, Trung đã làm ra 50 tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Về phần cựu luật sư Lê Công Định, bản cáo trạng nhận định: Lê Công Định là người tham gia tích cực trong tổ chức phản động có tên gọi “Đảng dân chủ Việt Nam” – tổ chức có âm mưu lật đổ chính quyền để xây dựng một Nhà nước mới, Quốc hội mới, Hiến pháp mới.

 

Bên cạnh đó, Lê Công Định còn bị cáo buộc là người đứng đầu tổ chức có tên gọi “Đảng lao động Việt Nam” nhằm tập hợp lực lượng, tiếp sức cho “Đảng dân chủ Việt Nam”. Tháng 3-2009, người này đã sang Thái Lan tham gia khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh “bất bạo động” do tổ chức Việt Tân thực hiện.

 

Lê Công Định cũng là người được giao nghiên cứu, soạn thảo chỉnh sửa “Tân Hiến pháp” để khi lật đổ chính quyền thì thay thế Hiến pháp của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Cáo trạng kết luận, Lê Công Định đã làm ra 33 tài liệu, tàng trữ 24 tài liệu và 32 cuốn sách có nội dung xuyên tạc, tuyên truyền, kích động chống Nhà nước, thể hiện rõ quyết tâm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

 

Kết quả điều tra còn xác định, Lê Thăng Long là thành viên Công ty Một kết nối của Trần Huỳnh Duy Thức. Sau khi tham gia tổ chức “Nhóm nghiên cứu Chấn” do Thức thành lập, Long đã tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XII với mục đích tạo vị trí trong cơ quan quyền lực cao nhất để tiếp cận, tác động đến lãnh đạo cao cấp ủng hộ hoạt động của nhóm này, triển khai kế sách mang tên gọi “Đoài đánh Đoài” (Cộng sản đánh Cộng sản).

 

Tháng 4-2007, Long tách khỏi “Nhóm nghiên cứu Chấn” và sau đó tự thành lập “Phong trào Chấn hưng nước Việt”, lập website và một số câu lạc bộ… để viết bài có nội dung chống phá Nhà nước. Tổng cộng, Long đã làm ra 15 tài liệu mang nội dung vạch ra đường lối, kế hoạch hành động, 13 tài liệu bị cho là mang nội dung kích động, bộc lộ ý đồ lật đổ chính quyền.

 

Với những hành vi trên, các cá nhân lần lượt bị bắt. Theo đó, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung bị truy tố theo khoản 1, điều 79, Bộ luật Hình sự về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng tội danh trên, Lê Thăng Long bị truy tố theo khoản 2, điều 79 của Bộ luật Hình sự.

 

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố điều tra các bị can trên về tội "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN". Sau đó, trong quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đã thay đổi quyết định, khởi tố bị can tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

(Theo VNN)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=375
Quay lên trên