Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sức bật của nông nghiệp công nghệ cao

Cập nhật: 21-05-2022 | 08:04:17

Sáng 20-5, S Khoa hc và Công ngh phi hp vi S Nông nghip và Phát trin nông thôn, trưng Đi hc Khoa hc xã hi và Nhân văn đã t chc hi tho khoa hc Khoa hc công ngh và đi mi sáng to: Sc bt ca nông nghip công ngh cao tnh Bình Dương. Tham d hi tho có PGS-TS Hunh Thành Đt, y viên Trung ương Đng, B trưng B Khoa hc và Công ngh; ông Vũ Hi Quân, y viên Trung ương Đng, Giám đc Đi hc Quc gia TP.H Chí Minh; ông Nguyn Văn Li, y viên Trung ương Đng, Bí thư Tnh y, Trưng đoàn đi biu Quc hi tnh; ông Nguyn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thưng trc Tnh y; ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tnh y, Ch tch UBND tnh.

 Các đại biểu tham dự hội thảo

“Chìa khóa” nâng cao hiệu quả

Những năm qua, Bình Dương luôn quan tâm xây dựng những chủ trương, giải pháp cụ thể để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển ổn định, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của địa phương. Tại hội thảo, đánh giá về những kết quả đạt được trong ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào ngành nông nghiệp, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Sự chủ động hợp tác chặt chẽ, linh hoạt giữa 2 ngành KHCN và nông nghiệp, tích cực triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển KHCN, tạo tiền đề cho việc đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển đồng bộ nông nghiệp - nông dân và nông thôn. Đặc biệt, với việc phát huy lợi thế của mô hình hợp tác 3 nhà (Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp) lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đã dần định hình và phát triển theo hướng hiện đại, bền vững hơn”.

Tham luận tại hội thảo, TS Nguyễn Việt Long, Giám đốc Sở KHCN, cho biết: “Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã vận dụng sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đồng thời lấy KHCN và đổi mới sáng tạo làm “chìa khóa” nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Với quan điểm sáng tạo, linh hoạt, ngành KHCN đã hỗ trợ ngành nông nghiệp nâng cao giá trị”.

Đánh giá về hiệu quả nông nghiệp công nghệ cao của Bình Dương, PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, cho biết: “Nắm bắt xu thế phát triển, dựa vào điều kiện sẵn có và những thách thức mà ngành nông nghiệp phải đối mặt, Bình Dương đã mạnh dạn lựa chọn nông nghiệp công nghệ cao như một giải pháp để tái cơ cấu ngành nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển ngày một cao hơn. Bằng những nỗ lực của cả hệ thống, nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương đã đạt được một số thành tựu nhất định trong hai lĩnh vực quan trọng là chăn nuôi và trồng trọt”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Văn Minh nhấn mạnh, UBND tỉnh tin tưởng hội thảo sẽ là sự kiện khởi đầu cho một số đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ có ý nghĩa lớn trong thực tiễn như thí điểm mô hình làng thông minh, du lịch nông nghiệp công nghệ cao… Tỉnh cũng mong muốn được gắn kết, chia sẻ với các chuyên gia, nhà khoa học, các viện, trường, doanh nghiệp để trao đổi kinh nghiệm giải quyết những khó khăn, thách thức hiện tại mà lĩnh vực nông nghiệp tỉnh đang gặp phải; đồng thời tiếp thu được những thông tin quý báu, học tập được những kinh nghiệm tốt, những giải pháp hay để đưa lĩnh vực nông nghiệp Bình Dương ngày càng phát triển bền vững.

Đưa sản phẩm vươn xa

Sau hơn 12 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) đã phủ xanh toàn bộ diện tích Khu Nông nghiệp An Thái với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường phù hợp và có khả năng nhân rộng cho người nông dân. Cụ thể, mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính công nghệ Israel điều khiển tự động bằng máy tính theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho doanh thu hơn 2 tỷ đồng/ha/năm, hay mô hình trồng chuối già hương xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản cho doanh thu từ 500 triệu đồng/ha/năm. Sau Khu Nông nghiệp An Thái, Unifarm đã mở dự án trồng chuối xuất khẩu có quy mô hơn 1.300 ha tại huyện Dầu Tiếng. Unifarm cũng đã và đang tư vấn, chuyển giao công nghệ, liên kết bao tiêu cho nhiều đối tượng khác, từ những nông dân sản xuất trên quy mô nhỏ đến những công ty lớn với quy mô trang trại lên đến vài ngàn ha tại Việt Nam.

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT U&I, cho biết: “Unifarm đã xác định sản phẩm đúng nhu cầu thị trường, chọn lựa công nghệ và kỹ thuật phù hợp, xây dựng nguồn nhân lực phù hợp cho nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao công nghệ và liên kêt với nông dân”. Hiện nay, các sản phẩm mang thương hiệu Unifarm đã được thị trường trong nước và quốc tế đón nhận và ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng. Đặc biệt là dưa lưới do Unifarm trồng từ năm 2010 đã góp phần đánh bật dưa lưới Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam, khẳng định giá trị của nông sản Việt Nam. Các sản phẩm chuối của Unifarm cũng được xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc và Nhật Bản, với giá ngang bằng với chuối nhập từ các quốc gia có truyền thống trồng chuối lâu đời như Ecuador và Philippines.

Tham luận tại hội thảo, bà Đinh Thái Linh, Giám đốc Trung tâm Thương mại Thế giới thành phố mới Bình Dương, cho biết các hoạt động đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển, thể hiện năng lực của các doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị mới, mạng lưới kết nối thể hiện tầm quan trọng trong quá trình đổi mới sáng tạo. Các dịch vụ kết nối trong các lĩnh vực thúc đẩy KHCN và nông nghiệp công nghệ cao là quan trọng trong giai đoạn phát triển mới.

PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:

Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội thảo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sức bật của nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương” của lãnh đạo tỉnh và Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao các thành quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Bình Dương trong thời gian qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, Bình Dương có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao, là địa phương có nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao nhất cả nước. Có thể nói, khó có địa điểm nào phù hợp hơn Bình Dương để bàn về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Với tiềm lực và quyết tâm của mình, Bình Dương sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao và giải quyết tốt được mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh:

Hội thảo mang tính thực tiễn, gần gũi với đời sống người dân, nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời tiếp thu và ghi nhận những ý kiến, kiến nghị, khuyến cáo của các chuyên gia, nhà khoa học. Vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin phải phù hợp để mỗi người nông dân, mỗi tổ chức, trang trại cùng tham gia đầu tư mang lại lợi ích. Nên chăng thành lập khu công nghiệp theo vùng để bảo quản, chế biến, đưa sản phẩm nông nghiệp vươn xa ra thế giới; đồng thời là nơi để các nhà khoa học đến nghiên cứu, đóng góp cho khoa học và cho ngành nông nghiệp.

 PHƯƠNG LÊ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên