Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tỉnh Bình Dương, tiền thân là Ban Khoa học- Kỹ thuật (KHKT) tỉnh Sông Bé, được thành lập vào tháng 8-1980. Đây là mốc đánh dấu trên địa bàn tỉnh có cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh Kiểm tra khảo nghiệm phân hữu cơ Humix thuộc chương trình nông thôn miền núivực KHKT. Trong 30 năm xây dựng và từng bước trưởng thành, trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành KHKT, khoa học - công nghệ - môi trường (KHCNMT) trước đây và KHCN hiện nay, đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển KTXH tỉnh nhà.
Giai đoạn từ năm 1991-2000
Đây là giai đoạn đất nước tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, được Đảng khởi xướng từ năm 1986 và chuẩn bị bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. Môi trường đã trở thành một vấn đề có tính thời đại. Hoạt động bảo vệ môi trường được Nhà nước quan tâm và phê duyệt kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000. Điều đó đánh dấu một mốc quan trọng, mở đầu cho thời kỳ phát triển KT-XH của đất nước, có tính đầy đủ đến các yếu tố môi trường...
Đối với Sông Bé, ngày 10-11-1993, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 812/QĐ-UB đổi tên Ban KHKT tỉnh thành Sở KHCNMT, với chức năng, nhiệm vụ được tăng cường, trong đó có thêm chức năng quản lý Nhà nước về môi trường. Quyết định chuyển đổi về cơ cấu tổ chức này đã đánh dấu một mốc quan trọng, mở ra một trang mới cho hoạt động KHCNMT của tỉnh.
Khi chia tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh mới Bình Dương và Bình Phước, Sở KHCNMT tỉnh Bình Dương được thành lập vào ngày 1-1-1997.
Với một tỉnh công nghiệp, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước, hoạt động KHCNMT có nhiều điều kiện để thể hiện và phát huy vai trò của mình phục vụ cho sự nghiệp phát triển, CNH-HĐH tỉnh nhà.
Giai đoạn từ năm 2001-2005
Kể từ tháng 6-2003, Sở KHCNMT đổi tên thành Sở KHCN với chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động KHCN, phát triển tiềm lực KHCN; tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng (TCĐLCL), sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân. Việc thành lập Sở KHCN trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với sự nghiệp phát triển KHCN, giúp sở tập trung hơn cho các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KHCN trên địa bàn, khẳng định vị thế và vai trò của sở trong việc điều phối và thúc đẩy các hoạt động KHCN đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH của tỉnh.
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Trong giai đoạn này, nhiều chương trình, dự án KHCN trọng điểm được triển khai, công tác hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KHCN và áp dụng các tiến bộ KHCN được tăng cường, các lĩnh vực quản lý Nhà nước, hoạt động sự nghiệp của sở có bước phát triển cả về quy mô và chiều sâu trên các mặt quản lý khoa học, TCĐLCL, quản lý công nghệ, an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, quản lý KHCN cơ sở, quản lý tài chính, thông tin KHCN và thanh tra trong lĩnh vực KHCN. Sở đã tham mưu UBND tỉnh và phối hợp với một số ngành ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn nhằm đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn và kiểm soát bức xạ, tổ chức, bộ máy.
Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển ngành KHCN tỉnh Bình Dương, từ Ban KHKT trước đây đến Sở KHCN ngày nay, hoạt động KHCN luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban KHKT Nhà nước trước đây, Bộ KHCN ngày nay, của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh, sự phối, kết hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị, các viện, trường, tổ chức nghiên cứu và phát triển, các nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương và sự đồng tình, ủng hộ của các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Tập thể cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức qua các thời kỳ của ngành đã phấn đấu lâu dài, bền bĩ, không ngừng khắc phục các gian khó, phấn đấu thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về KHCN trên các lĩnh vực hoạt động KHCN, phát triển tiềm lực KHCN, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân và đã đạt được những thành tích đáng tự hào, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển KTXH tỉnh nhà trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển ngành KHCN Bình Dương 30 năm qua.
(Sở KHCN Bình Dương)
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Hy vọng KHCN Bình Dương tiếp tục cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững...
Để KHCN thực sự trở thành động lực mũi nhọn trong phát triển KT-XH, các mục tiêu lớn mà ngành KHCN Bình Dương cần phấn đấu trong giai đoạn tới là phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, phản biện, xây dựng căn cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, quyết định của tỉnh trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH. Nâng cao hiệu quả mọi mặt của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN, gắn bó chặt chẽ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN với sản xuất, đời sống, nhu cầu xã hội; góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao: ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, hiện đại hóa công nghệ trong quản lý, nhằm tạo ra bước chuyển biến về chất. Công nghệ sinh học được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp đô thị; ứng dụng để chủ động tạo ra các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng tốt và sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra các công nghệ, sản phẩm thân thiện môi trường. Công nghệ tự động hóa được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp. Xây dựng các khu công nghệ, kỹ thuật cao theo mô hình thích hợp với Bình Dương.
Phấn đấu đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực chủ yếu như bưu chính viễn thông, tự động hóa, vật liệu xây dựng, sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu... Trình độ công nghệ của hầu hết các lĩnh vực cao hơn bình quân chung cả nước.
Củng cố và tăng cường tiềm lực KHCN của tỉnh, tranh thủ tiềm lực KHCN của Trung ương đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN của tỉnh trước mắt cũng như lâu dài. Đổi mới cơ bản hệ thống và cơ chế quản lý KHCN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, đặc thù của hoạt động KHCN ở Bình Dương, bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN.
Từ các thành quả ngành KHCN đạt được qua 30 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, với mục tiêu trở thành thành phố trong tương lai không xa, chúng ta có cơ sở để tin tưởng và hy vọng KHCN Bình Dương tiếp tục cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn cho phát triển KTXH nhanh và bền vững của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trọng điểm, năng lực KHCN đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực.