Từ gốc cái có hơn 160 năm tuổi, đến nay "giàn Gừa" đã phát triển thành cả một hệ sinh thái có diện tích tán hơn 2.700m², chiều cao trung bình khoảng 12m, và được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Rất nhiều chi, cành, đan xen tạo thành giàn Gừa lớn. Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+
Không ai rõ nguồn gốc của giàn Gừa này do ai trồng hay đến từ đâu, chỉ biết rằng nhiều lão làng khẳng định từ lúc họ còn nhỏ, giàn Gừa đã che phủ cả một vùng rộng lớn. Đây cũng là một di tích gắn với thời khai hoang mở cõi của vùng đất này.
Khu Giàn Gừa trước đây có diện tích rất lớn nhưng do bom đạn chiến tranh tàn phá cũng như ảnh hưởng của môi trường nên hiện chỉ còn rộng gần 3.000m². Rất nhiều chi, cành, đan xen tạo thành giàn lớn nên người dân trong vùng quen gọi là Giàn Gừa.
Trải qua hai cuộc chiến, gốc của cây Gừa cái tuy đã không còn nhưng nó đã kịp để lại cả một “hệ sinh thái” có diện tích tán hơn 2.700m², chiều cao trung bình khoảng 12m.
Từ những bộ rễ non chìm dưới mặt đất rồi tương lai sẽ tiếp tục có cả một “rừng” Gừa mới phát triển thay thế cho thân cây già cỗi.
Đến nay, khu di tích lịch sử giàn Gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Theo VIETNAM+