Lịch sử về vị trí cảm biến vân tay trên di động

Cập nhật: 27-11-2017 | 07:57:44

Các nhà sản xuất đã lần lượt đưa cảm biến vân tay ra mặt trước, sau và cả cạnh bên của điện thoại di động.

 

 

Chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu tính năng đọc vân tay là Pantech GI100, ra mắt năm 2004. Nó có một đầu đọc dấu vân tay ở trung tâm của cụm phím D-Pad, nhưng yêu cầu người dùng vuốt ngón tay qua thay vì chỉ cần chạm nhẹ như công nghệ hiện nay. Là một chiếc điện thoại thiết kế dạng gấp nên nhiều người tạm coi vị trí của cảm biến là ở mặt trước, dựa trên hình thái khi bật mở của thiết bị.

Pantech GI100, chiếc điện thoại di động đầu tiên có cảm biến vân tay.

Pantech GI100, chiếc điện thoại di động đầu tiên có cảm biến vân tay.

Theo Gsmarena, trong những năm sau đó, một số di động cũng bắt đầu đưa vào tính năng này nhưng số lượng rất ít, không bao giờ vượt quá con số 4 chiếc mỗi năm. Mãi cho tới năm 2013, vấn đề bảo mật sinh trắc học mới trở nên quan trọng với công chúng khi ngày càng nhiều thông tin đáng giá được lưu trữ trên điện thoại di động.

Người dẫn đầu là Apple với iPhone 5, một trong hai chiếc smartphone có tính năng cảm biến vân tay ra mắt năm đó, bên cạnh HTC One Max. Tuy nhiên, trong khi sản phẩm của Apple có cảm biến ở mặt trước, thiết bị của HTC đặt cảm biến ở mặt sau.

Biểu đồ số thiết bị có cảm biến vân tay, không tính đến thương hiệu và độ nổi tiếng.

Biểu đồ về vị trí cảm biến vân tay trên điện thoại di động.

Biểu đồ về số lượng điện thoại di động có cảm biến vân tay và vị trí của chúng trên thiết bị.

Sau bước tiến của Apple, một năm sau đó (2014), đã có tới 33 chiếc điện thoại sở hữu tính năng này và 29 trong số đó đặt cảm biến vân tay ở mặt trước như iPhone. Nhưng đến năm 2016, sự cân bằng đã được tạo lập khi nhiều nhà sản xuất đưa chúng ra mặt lưng của thiết bị với mục đích tạo sự thoải mái hơn cho người dùng.

Bên cạnh đó, một số hãng đã thử đưa cảm biến vân tay lên cạnh bên của điện thoại từ năm 2015. Trong đó chủ yếu là Sony, bên cạnh một số tên tuổi như ZTE, Huawei và Nexbit (nay thuộc sở hữu của Razer). Tuy nhiên, số thiết bị có cảm biến vân tay ở vị trí này được đưa ra thị trường không nhiều.

Một trong số các lý do giải thích cho hiện tượng này là vì người dùng có xu hướng ngày càng ưa thích các điện thoại có khung viền mỏng, khiến các nhà sản xuất không thể tích hợp cảm biến vân tay ở vị trí này.

lich-su-ve-vi-tri-cam-bien-van-tay-tren-di-dong-3

Năm nay, 2017, Apple đang cố gắng để tạo ra một xu hướng mới với iPhone X, chiếc smartphone không có cảm biến vân tay ở bất kỳ vị trí nào. Thay vào đó, nó sử dụng tính năng quét khuôn mặt 3D thông qua cụm camera đặt ở phía trên màn hình. Mặc dù vẫn bị đánh giá là một thiết kế chưa hoàn mỹ, Apple vẫn được kỳ vọng sẽ là hãng điện thoại tiếp tục dẫn đầu trong xu hướng bảo mật sinh trắc học, giống như năm 2013.

Theo VNE

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=465
Quay lên trên