Một số nội dung mới của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

Cập nhật: 12-09-2019 | 11:15:56

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13-6-2019 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2020. Luật có 17 chương với 152 điều.

Nội dung của luật này bao gồm 11 nội dung: 1/ Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; 2/ Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế; 3/ Khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; 4/ Quản lý thông tin người nộp thuế; 5/ Quản lý hóa đơn, chứng từ; 6/ Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế; 7/ Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế; 8/ Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; 9/ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; 10/ Hợp tác quốc tế về thuế; 11/ Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Luật sửa đổi phạm vi điều chỉnh, bảo đảm bao quát việc quản lý các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước; sửa đổi các quy định để tạo cơ sở pháp lý thuế hiện đại; tiếp cận những chuẩn mực, thông lệ quốc tế; tạo điều kiện cho người nộp thuế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế.

Luật sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính; quy định các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế, xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế, chống xói mòn cơ sở tính thuế và hoàn thiện các quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phòng, chống chuyển giá.

Luật quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế đã bổ sung thêm quyền cho người nộp thuế, cụ thể: (1) Bổ sung nội dung người nộp thuế không bị xử lý vi phạm về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. (2) Được quyền nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra kiểm tra, kiểm toán. (3) Được tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế. (4) Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Các nội dung bổ sung này nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, bảo đảm các quyền trong giao dịch điện tử, đồng thời nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan thuế khi thực thi công vụ...(còn tiếp).

(CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=327
Quay lên trên