Các công ty thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ của Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, lại khó tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất quá cao, nên kém sức cạnh tranh so với các nước.
Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong 10 ngành xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2011, kim ngạch nhóm hàng này không đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chỉ đạt 1,776 tỷ USD, còn mây tre lá đạt 96 triệu USD.
Giới thiệu các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ Theo số liệu trong báo cáo thống
kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), số lượng doanh nghiệp chế
biến gỗ có quy mô dưới 50 lao động chiếm hơn 70%. Với những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ, còn non trẻ, thiếu nguồn vốn đầu tư, kéo theo đó là thiếu kỹ năng,
thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu và quảng bá.
Phát biểu tại hội thảo “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ” do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TP HCM (Hawa) hôm 14/7 , ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM cho biết doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do những quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu Mỹ, EU.
Ngoài ra, theo ông Hạnh thì việc khó tiếp cận nguồn vốn vay làm hạn chế khả năng và quy mô hoạt động của doanh nghiệp, làm cho năng suất lao động thấp, quản lý kém, vòng quay vốn chậm nên hiệu quả sản xuất không cao, không tạo ra được giá trị thặng dư. "Thiếu vốn lúc này là coi như chết", ông Hạnh nhấn mạnh.
Lãi suất ngân hàng tại Việt Nam cao ngất ngưởng và yêu cầu thế chấp tài sản khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong khi ở một số nơi như Hong Kong, Singapore, Nhật, Pháp…, lãi suất vay tiền chỉ khoảng 2 – 2,7% thì vay tiền ở Việt Nam chịu lãi suất đến trên 20%.
Giám đốc một xí nghiệp tre trúc tại TP HCM cho biết, quy mô xí nghiệp bà hiện nay chỉ khoảng 40 lao động, sản phẩm chủ yếu xuất sang các nước châu Âu. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến hiện này mà đơn vị gặp phải là có đơn hàng nhưng giá rất thấp, trong khi giá thành, đặc biệt là giá nguyên liệu, đang tăng mạnh, nên tính ra tiền lãi chưa tới 15%. "Do đó, để gõ cửa ngân hàng vay với mức 20% một năm như hiện nay, xí nghiệp thực sự không kham nổi", vị giám đốc này nói.
Đại diện Xí nghiệp tre trúc BAROTEX cũng cho biết hiện na phải tự xoay sở với số vốn eo hẹp tự có, chứ không dám đi vay ngân hàng. "Vốn nhiều thì sản xuất nhiều, còn ít thì thu hẹp quy mô. Vay ngân hàng với lãi suất cao ngất hiện nay, doanh nghiệp chỉ có nước lỗ lại càng lỗ", bà nói.
Theo VNE