Nắm bắt cơ hội hợp tác để phát triển

Cập nhật: 03-12-2021 | 08:50:15

Đi mt vi khó khăn trong đi dch Covid-19, các doanh nghip (DN) ngày càng quan tâm nhiu hơn v vn đ xây dng ngun cung ng sn phm, nguyên ph liu, chi tiết máy, hàng công nghip ph tr ngay ti đa phương đ bo đm phát trin bn vng.

 Sản xuất tại Nhà máy Gre Alpha Electronic (Khu công nghiệp VSIP 2A)

 Nm bt cơ hi

Đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các DN dần thích nghi với tình hình mới để tiếp tục sản xuất. Để bảo đảm sản xuất, nhiều DN có vốn đầu tư trong, ngoài nước (FDI) đều chú trọng hơn đến việc tìm nguồn cung nguyên liệu trong nước. Nhiều DN FDI tại Bình Dương nỗ lực tìm đối tác cung ứng sản phẩm đầu vào tại Việt Nam để giảm bớt nhập khẩu. Để thực hiện chiến lược đó, DN FDI nỗ lực trong việc kết nối trong sản xuất, kinh doanh, giảm được nhiều thời gian chờ đợi và chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về.

Theo đại diện Công ty TNHH Nippon Rika Việt Nam (KCN VSIP 2A), một thành viên của Tập đoàn Nippon Rika (Nhật Bản), trong bối cảnh thời gian vận chuyển hàng hóa trên thế giới tăng gấp đôi, chi phí vận chuyển tăng 3 - 4 lần, việc đi lại giữa các nước để kiểm tra hàng hóa trước khi mua khó khăn, nhiều DN mong muốn tìm được nhà cung ứng trong nước. Công ty đang có nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa có thể cung cấp các dịch vụ bảo trì sửa chữa máy móc thiết bị, chế tạo khuôn gỗ… phục vụ cho hoạt động sản xuất. Trước đây, công ty chỉ đặt hàng thông qua các DN Nhật Bản và một số đối tác do các nhân sự trong công ty giới thiệu. Tuy nhiên, công ty mong muốn các điều phối viên phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như câu lạc bộ hàng công nghiệp hỗ trợ kết nối để tìm kiếm được các nhà cung cấp nội địa nhằm thuận lợi hơn trong sản xuất.

Hầu hết các DN đều muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm để xuất khẩu vào những quốc gia Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại mại tự do có thể hưởng các ưu đãi về thuế quan, tăng sức cạnh tranh. Ông LiLi, Giám đốc Nhà máy Gre Alpha Electronic (Khu công nghiệp VSIP 2A), cho rằng những năm gần đây, nguồn cung nguyên liệu trong nước của nhiều ngành hàng liên tục tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trong đó, có nhiều DN công nghiệp hỗ trợ vẫn chỉ tập trung cho xuất khẩu nên còn thiếu mặn mà với thị trường trong nước. Vì thế, cùng một loại sản phẩm nhưng DN này xuất khẩu, DN nghiệp khác lại nhập khẩu về. Đợt dịch bệnh Covid-19 thứ 4 vừa qua, nhiều DN đều bị ảnh hưởng nặng. Khi hoạt động sản xuất được ổn định trở lại, cơ hội hợp tác giữa các DN là rất lớn, nhu cầu nguồn cung ứng hàng công nghiệp hỗ trợ của các DN cho đối tác Việt ngày càng nhiều. Điều quan trọng là DN trong nước cần tìm kiếm các kênh liên lạc phù hợp, sản xuất đúng quy chuẩn mà đối tác yêu cầu. Đại diện công ty này bày tỏ mong muốn chính quyền tiếp tục làm cầu nối để DN hai bên mở rộng hợp tác, tăng cường sử dụng nguyên liệu nội địa trong sản xuất, nhằm tạo các sản phẩm có giá thành cạnh tranh nhất.

Ch đng đi mi

Bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí chính xác Kim Chung (TX. Tân Uyên) cho biết sau dịch, công ty tiếp tục đầu tư công nghệ đồng bộ với máy tiện, phay, mài, các máy CNC, kết hợp với nguồn nhân lực năng động và sáng tạo, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, quy trình làm việc chặt chẽ hơn để đáp ứng nhu cầu các đối tác FDI nội địa. Trong đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát, công ty vẫn bảo đảm được quy trình cũng như thời gian cung ứng sản phẩm, được khách hàng tin tưởng. Đến nay công ty tăng cường tìm kiếm khách hàng trong nước để bảo đảm sản xuất trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Theo bà Châu, cho biết việc chủ động đầu tư cơ sở vật chất đã tạo nên uy tín, thành công bước đầu và xây dựng hình ảnh, thương hiệu đối với đối tác nước ngoài. Với dây chuyền sản xuất và trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài, các sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, được các khách hàng DN FDI tin tưởng đặt hàng và giới thiệu cho nhiều khách hàng khác.

Ông Đỗ Xuân Ngọc, Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Trung Dũng (TP.Dĩ An) cho biết công ty chuyên thiết kế và gia công khuôn mẫu ốc vít, tay nắm trên các loại chất liệu thép, đồng, nhôm, inox… cho các công ty FDI đang hoạt động tại Việt Nam và xuất sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản. Công ty mạnh dạn đổi mới công nghệ và đạt kết quả khả quan. Trong bối cảnh các sản phẩm thay đổi nhanh, nhu cầu của thị trường luôn biến động, để cạnh tranh và phát triển, các DN cơ khí cần phải nhận thức đầy đủ nhu cầu thị trường toàn cầu, hiểu rõ nhu cầu khách hàng. Xác định được số lượng bao nhiêu, sản phẩm thế nào, giá trị dịch vụ cộng thêm là gì, sự cải tiến được mong đợi. Qua đó, nâng cao khả năng để có thể đáp ứng những yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu như những quy trình nào cần phải được đặt ra, những chứng chỉ nào cần phải được cung cấp, kỹ năng nào cần phải được phát triển…

 Ông Đỗ Xuân Ngọc, Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Trung Dũng: Để bắt nhịp được sản xuất, đáp ứng nhu cầu của đối tác trong tình hình mới, DN cần phải chủ động cơ cấu lại sản xuất, tìm hướng đi thích hợp, tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị, tìm cách giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng. Sản xuất ra sản phẩm tốt là cơ sở để DN mở rộng thị trường, chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. DN cần chủ động tìm kiếm cơ hội liên kết quá trình sản xuất của các tập đoàn lớn trên thế giới để tham gia xuất khẩu và tranh thủ tiếp thu công nghệ mới. Cơ hội hợp tác rất lớn nhưng nếu DN không chủ động thay đổi, nỗ lực đổi mới cũng sẽ rất khó để nắm bắt thời cơ, thúc đẩy DN phát triển.

 TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=857
Quay lên trên