Sản phẩm thủ công truyền thống :

Nâng cao tính ứng dụng

Cập nhật: 16-02-2017 | 09:53:17

Với bề dày truyền thống hàng trăm năm, nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Bình Dương đang có nhiều nỗ lực đứng vững trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh đang ngày càng mang tính ứng dụng cao.

Không chỉ chưng cho đẹp

Lãnh  đạo  Công  ty  Đan mây  tre  lá Thành  Lộc  (TX.Tân Uyên) cho biết, trước đây hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu phục vụ nhu cầu quà tặng, việc sản xuất rất đơn giản. Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ đòi hỏi rất cao về khả năng ứng dụng, có thể làm vật dụng trong gia đình… nên hình thức sản xuất đã có rất nhiều thay đổi. Công ty hiện cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm mây, tre đan kết hợp với  các  chất  liệu  gỗ,  nhựa, khung sắt, tole - thiếc, gốm sứ…  Bình  quân  mỗi  tháng, công ty đưa ra thị trường từ 3.000 - 5.000 sản phẩm. Thị trường xuất khẩu của công ty là Nga, Anh, Pháp…

Nhờ đa dạng sản phẩm theo thị hiếu tiêu dùng, nghề gốm sứ của Bình Dương đang phát triển đúng hướng . Ảnh: K.T

Bà Nguyễn Thị Cúc, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Ba Nhất (TX.Tân  Uyên)  thì  cho  hay, kim ngạch xuất khẩu của HTX hàng năm đạt trên 10 triệu USD; sản phẩm của đơn vị rất đa dạng về mẫu mã, đã có mặt tại hơn 30 nước trên thế giới, đồng thời còn vào được mạng lưới siêu thị của các tập đoàn bán lẻ lớn của thế giới như IKEA, Wal-Mart, Target. Từ cơ sở ban đầu chỉ có vài nhà bạt che tạm, đến nay HTX đã đầu tư xây dựng hơn 10.000m2 nhà xưởng với dây chuyền sơn tĩnh điện theo công nghệ tiên tiến, 6 phòng bảo ôn để kho hàng hóa luôn bảo đảm đúng  chất  lượng;  đồng  thời trang bị máy móc cho xưởng gỗ, xưởng đóng gói, xưởng sơn mài, lò sấy, lò hấp hàng… với kinh phí hàng chục tỷ đồng.

Theo các chuyên gia, ngành thủ  công  mỹ  nghệ  tại  Bình Dương  từ  phương  thức  sản xuất lúc “nông nhàn” đã có những bước chuyển biến tích cực, trở thành một sản phẩm mang nhiều tính mỹ thuật và ứng dụng cao trong cuộc sống. Chính vì thế, nhiều sản phẩm mỹ  nghệ  của  Bình  Dương vươn mình trở thành những sản phẩm công nghiệp chất lượng cao cung ứng cho thị trường thế giới như gốm sứ, sơn mài, đan mây tre lá, chạm khắc gỗ…

Đa dạng hóa sản phẩm

Hàng  năm,  Công  ty  Gốm sứ Minh Long II cung cấp hàng chục ngàn sản phẩm sứ cách điện, composite cách điện, sứ kỹ thuật cho thị trường trong và ngoài nước. Bước chuyển mình từ  dòng  sản  phẩm  sứ  truyền thống cho thấy sự nhạy bén với thị trường của công ty. Những năm trước, gốm sứ phục vụ cho ngành truyền tải điện vẫn phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu. Nắm bắt được nhu cầu này, Minh Long II đã tạo được dấu ấn của mình bắng chất lượng sản phẩm và công năng sử dụngphù hợp với nhu cầu khách hàng và biến gốm sứ trở thành một sản phẩm công nghiệp được khách hàng ưa chuộng.

Nghệ nhân sơn mài Tư Bốn chia sẻ, lâu nay nhiều người quen với khái niệm hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng nhiều lao động chân tay. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày nay, ngoài đòi hỏi sự sáng tạo, đôi tay khéo léo của người gia công còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố, máy móc, trang thiết bị hiện đại. Bản thân ngành  tiểu  thủ  công  nghiệp cũng đã có sự thay đổi lớn để trở thành một ngành công nghiệp thực thụ.

Ông  Nguyễn  Liêm,  Giám đốc Công ty Lâm Việt cho rằng, lợi ích từ hội nhập kinh tế đối với  ngành  nghề  truyền  thống của Bình Dương là rất lớn. Các sản phẩm truyền thống của Bình Dương  như  gốm  sứ,  gỗ,  sơn mài, guốc mộc… đã cho thấy sự chuyển biến tích cực. Ngày càng có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, tức là “bán cái khách hàng cần”. Đó là dấu hiệu khởi sắc cho các làng nghề truyền thống tại Bình Dương. 

XUÂN VĨ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1704
Quay lên trên