Nên thấy rõ bản chất quan hệ giữa công nghiệp và đô thị

Thứ hai, ngày 11/05/2020

(BDO) Dự thảo Báo cáo chính trịĐại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Bình Dương trình bày các nội dung vềphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khá khoa học, phù hợp với tình hình địa phương, có thể tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và quần chúng. Tuy nhiên, có thể các nội dung sau đây cần được lưu ý thêm:

Trong thực hiện tái cơ cấu kinh tế nên thấy rõ bản chất quan hệ giữa công nghiệp và đô thị. Xưa nay đô thị luôn đi theo công nghiệp, công nghiệp là “bãi đáp”, là “bà đẻ”, là nguyên liệu cốt lõi của đô thị. Công nghiệp đi tới đâu, đô thị tới đó; công nghiệp thế nào, đô thị thế đó. Đến nỗi cảtrong khoa học và chính trị, người ta cứ nhầm tưởng (rồi sau đó gần như chấp nhận về mặt nhận thức) rằng, nếu không có công nghiệp hóa (tập trung) thì sẽ không có đô thị hóa, không có sự xuất hiện và phát triển của đô thị.

Ngày nay chúng ta thấy rõ, không phải tất cảđều như vậy. Đô thị do chạy theo công nghiệp hóa nên phần đông đô thị đều thiếu quy hoạch, mất cân đối, sớm rơi vào những vấn nạn nan giải. Thực tiễn ở Bình Dương không thiếu gì những minh họa cho tình hình này. Nhưng cũng thực tiễn đô thị hóa ở Bình Dương cho chúng ta thấy một dạng đô thị hóa không bó buộc với công nghiệp hóa tập trung như thường thấy.

Ở TP.Thuận An và TP.Thủ Dầu Một, vùng dọc theo sông Sài Gòn (và một số vùng khác trong tỉnh) không có công nghiệp hóa tập trung với sự đổ bộ ồ ạt của nhà máy, xí nghiệp và hàng vạn công nhân. Nhưng ở những nơi đó, đô thị vẫn đã và đang hình thành với những hình mẫu sinh động. Đó là những “đô thị phi công nghiệp hóa”. Người ta đã bắt đầu nghiên cứu và tổng kết rằng đó là dạng đô thị hóa theo cách hình thành, mở rộng và phát triển không gian và lối sống đô thị.

Đáng ngạc nhiên là các đô thị dạng này lại có chất lượng sống tốt hơn, thông minh hơn, sinh thái hơn, ít vấn nạn hơn. Kiểm lại lý thuyết tiếp cận theo tiêu chí khoa học của làn sóng văn minh thứ ba thì chúng ta càng ngạc nhiên khi nhận thức được đây là các dạng thức của phát triển đô thị trong buổi đầu của xã hội hậu công nghiệp. Đây là vấn đề nhận thức cốt lõi, rất quan trọng về bản chất của mối quan hệ giữa công nghiệp và đô thị trong tình hình mới, xu thế mới. Nhận thức này nên được quán triệt, vận dụng vì nó đã được thực tế kiểm tra, chứng thực và đóng dấu chất lượng. Đã nhận thức được điều này thì những cụm từ trong Dự thảo Báo cáo chính trịnhư “tập trung phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị” cần được cân nhắc. (còn tiếp)

HUỲNH NGỌC ĐÁNG

Từ khóa: