Dù phải tập trung phòng chống trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhưng nhờ chủ động nắm bắt cơ hội, ngành gỗ xuất khẩu Bình Dương đạt tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm, tạo đà phát triển bền vững.
Sản xuất đồ gỗ nội thất tại Công ty TNHH Hiệp Long (TP.Thuận An)
Tăng mạnh mỗi tháng
Là “thủ phủ” xuất khẩu của ngành gỗ cả nước, 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ toàn tỉnh ước đạt 3.551,6 triệu USD, tăng 61,4% so với cùng kỳ. Với giá trị tương đương 20,6% tổng giá trị xuất khẩu cả tỉnh, ngành sản xuất, chế biến sản phẩm gỗcủa Bình Dương đang chiếm giátrịxuất khẩu lớn nhất. Trong tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp nhưng trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 654,3 triệu USD, tăng 4,1% so với tháng trước.
Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương, dịch bệnh ảnh hưởng nhưng doanh nghiệp (DN) nhanh chóng thích nghi, chuyển đổi phương thức giao dịch phù hợp. Không ít DN trong ngành tại các KCN ở Bình Dương hiện nay thuê thêm đất mở xưởng để kịp đáp ứng các đơn hàng chuyển dịch từ thị trường Trung Quốc khi nước này đang phải chịu thuếsuất 25% từ Mỹ.
Hiện nay, các thịtrường xuất khẩu chủyếu của DN gỗ Bình Dương đang tăng mạnh. Trong đó, Mỹ chiếm 65,03%, tăng 81,4% so cùng kỳ; Hồng Kông chiếm 8,5%, tăng 47,5%; Đài Loan chiếm 5,6%, tăng 43,1%; EU chiếm 4,9%, tăng 53,495%; Nhật Bản chiếm 3,5%, tăng 46,8%; Singapore chiếm 2,3%, tăng 35,8%... Đặc biệt, từkhi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức cóhiệu lực, ngành gỗViệt Nam kỳvọng sẽ mởrộng thịtrường tiêu thụ tại các nước trong khối EU.
Ông Điền Quang Hiệp cũng cho biết hiện nay ngành sản xuất gỗ Bình Dương đang đẩy mạnh việc tái cơ cấu sản xuất. Ngành chếbiến, xuất khẩu gỗ và đồgỗ, đặc biệt là mặt hàng đồnội thất phòng khách và phòng ăn vẫn rất khả quan. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia từng bước gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát, phong tỏa, đưa hoạt động sản xuất và tiêu dùng hồi phục trở lại. Vìvậy, kim ngạch xuất khẩu đồnội thất phòng khách và phòng ăn của Bình Dương được dự báo có nhiều cơ hội tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Thêm vào đó, đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, thị trường nhà ở Mỹ đang có xu hướng phát triển mạnh khi Chính phủ Mỹ cho vay lãi suất thấp, nhiều gia đình xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa cũng thúc đẩy hoạt động mua sắm đồnội thất tăng nhanh. Đây là cơ hội cho các DN xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng đồnội thất bằng gỗ.
Đối diện thách thức
Bên cạnh những yếu tố tích cực, các chuyên gia cho rằng, chi phí logistics, việc gia tăng biện pháp phòng vệ thương mại mà chủ yếu là thuếchống bán phá giá và tăng cường tiêu chuẩn chặt chẽvề chất lượng... sẽgây tác động bất lợi tới xuất khẩu mặt hàng gỗ trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch HĐQT Công ty Lâm Việt (TX. Tân Uyên) cho hay, giá trị xuất khẩu của ngành gỗ tăng mạnh trong 2 năm trở lại đây là một điều đáng mừng, nhưng cũng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro do giá trị xuất khẩu tăng ở các mặt hàng mà Mỹ đang áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với Trung Quốc. Thị trường Mỹ hiện tại chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Riêng với mặt hàng đồnội thất phòng khách và phòng ăn tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua là dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, phía Mỹ sẽgia tăng các biện pháp phòng vệ đối với các mặt hàng có sự tăng trưởng đột biến. Hiện nay, cơ quan chức năng Mỹ hết sức quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ. Vìvậy, các DN xuất khẩu đồnội thất phòng khách và phòng ăn cần phải cẩn trọng tránh trường hợp trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cho quốc gia thứ ba. Nếu Chính phủ Mỹ ra lệnh trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam, toàn ngành sẽbị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phía Cục Xuất nhập khẩu cũng khuyến nghị các DN xuất khẩu của Việt Nam cần phải tuân thủ chặt chẽcác quy định về chứng nhận xuất xứ và không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
TIỂU MY