- Xin ông cho biết đôi nét về lịch sử của ngành xuất bản, in và phát hành sách của tỉnh Bình Dương?
- Lĩnh vực xuất bản, in, phát hành tỉnh được hình thành từ rất sớm. Sau khi giành chính quyền ngày 25-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, chính quyền nhân dân các cấp được nhanh chóng thành lập và hoạt động, ngành TT-TT cũng được hình thành, đặc biệt cơ quan ngôn luận đầu tiên của chính quyền cách mạng là tờ báo Sao Vàng được in tại nhà in Võ Văn Vân. Trong những năm kháng chiến chống thực dân và đế quốc, cán bộ và công nhân viên nhà in tỉnh đã trải qua những trận càn ác liệt không cân sức của địch, luôn đối mặt với bom đạn, qua các cuộc hành quân bố ráp, bao vây của kẻ thù. Nhà in tỉnh đã phải nhiều lần chuyển đổi địa điểm hoạt động để tránh sự vây ráp của địch. Nhưng với tinh thần yêu nước, yêu nghề, mưu trí, tận tụy với công việc và được sự che chở, đùm bọc của nhân dân, cán bộ, nhân viên nhà in tỉnh đã bảo vệ, che giấu thành công dụng cụmáy móc, trang thiết bị nhà in, bảo đảm nhà in được hoạt động liên tục. Các ấn phẩm truyền đơn, khẩu hiệu, tờ bướm được viết bằng mực polycopie và in bằng xu xoa với số lượng hàng vạn bản lần lượt được phân phát đến cán bộ và nhân dân trong vùng tạm chiếm và vùng giải phóng. Nhà sách Bình Dương (Công ty CP Văn hóa Tổng hợp Bình Dương) - đơn vị phát hành sách quy mô nhất trên địa bàn tỉnh
Tháng 5-1962, nhà in Nguyễn Tấn Đạt chính thức ra đời tại ấp 5, Nhà Mát, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Tuyên huấn tỉnh Thủ Dầu Một. Sự ra đời của nhà in đánh dấu sự phát triển mới của ngành in, là bước ngoặc quan trọng trong sự nghiệp xuất bản, in, phát hành của tỉnh. Lần đầu tiên đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo có bài bản, máy móc thiết bị tân tiến hơn, có thể in được chữ chì nên sản phẩm in ấn sáng đẹp, trang nhã, phục vụtốt nhiệm vụtuyên truyền, phục vụkháng chiến. Trong quá trình hoạt động, nhà in Nguyễn Tấn Đạt đã in ấn, phát hành hàng vạn ấn phẩm các loại phục cho công cuộc kháng chiến kiến quốc theo lời kêu gọi của Bác Hồ. Đặc biệt là ấn phẩm báo chí “Phú Lợi” là tiếng nói của Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một đã góp phần quan trọng trong việc chuyển tải nội dung đường lối, chính sách của Đảng bộ tỉnh đến cán bộ, nhân dân, góp phần tập hợp quần chúng cách mạng chống kẻ thù chung. Trong giai đoạn kháng chiến cam go ác liệt đó, cán bộ, nhân viên ngành xuất bản, in, phát hành đã thể hiện lòng yêu nước kiên cường, tận tụy với nghề; hàng trăm người đã vĩnh viễn nằm lại tại những chiến khu xưa, góp một phần xương máu của mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Năm 1975, Xí nghiệp in Sông Bé được thành lập trên cơ sở của nhà in Nguyễn Tấn Đạt, từ cơ sở vật chất đến con người và tiếp tục nhiệm vụmới: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 18-11-1977, UBND tỉnh Sông Bé đã ra quyết định thành lập Quốc doanh phát hành sách tỉnh. Năm 1983, Tỉnh ủy đã ra quyết định thành lập Nhà xuất bản Sông Bé, trực thuộc Tỉnh ủy với hơn chục cán bộ và nhân viên. Trong gần 10 năm hoạt động, Nhà xuất bản Sông Bé đã cho ra đời nhiều ấn phẩm có giá trị viết về Sông Bé, đặc biệt là các ấn phẩm “Địa chí tỉnh Sông Bé”; “Tiểu đoàn Phú Lợi”; “Dân ca Sông Bé”... Đến năm 1992, Nhà xuất bản Sông Bé giải thể, hoàn thành nhiệm vụchính trị do Tỉnh ủy giao trong giai đoạn lịch sử nhất định.
- Trong giai đoạn đổi mới, công tác xuất bản, in và phát hành sách có những đổi thay như thế nào, thưa ông?
- Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, với xu thế phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, có đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, UBND tỉnh đã tiến hành sáp nhập Xí nghiệp in Sông Bé vào Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Sông Bé, nay là Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương. Trong thời gian qua, công ty đã tiến hành đầu tư công nghệ in mới ngang bằng với các nước trong khu vực, có đội ngũ công nhân lành nghề, có thể sản xuất ra những sản phẩm in chất lượng cao. Trong những năm qua, công ty đã in hàng trăm triệu sản phẩm phục vụcông tác thông tin - tuyên truyền và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội của tỉnh.
Ngày 10-10-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia. Sắc lệnh 122/SL ra đời có ý nghĩa cực kỳ to lớn, lần đầu tiên từ khi giành được chính quyền, Nhà nước ta đã thành lập một doanh nghiệp quốc gia, đồng thời là cơ quan quản lý 3 khâu xuất bản, in, phát hành nhằm giải quyết kịp thời việc in ấn, phát hành sách, báo, tập trung mọi nguồn lực và khả năng phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục, mở ra thời kỳ mới cho sự nghiệp xuất bản, in, phát hành ở nước ta. Đến nay, cả nước có 64 nhà xuất bản, 1.500 cơ sở in, 13.700 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách, 119 công ty phát hành sách cấp tỉnh thuộc lĩnh vực TT-TT, văn hóa, giáo dục - đào tạo, 75 công ty TNHH kinh doanh xuất bản phẩm; trong 10 năm qua đã xuất bản được trên 225.000 đầu sách với hơn 2,5 tỷ bản sách.
Hiện nay, hoạt động ở các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành trên địa bàn tỉnh đã phát triển khá mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng với 568 doanh nghiệp, cơ sở in, trong đó có 14 doanh nghiệp, cơ sở in, xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả. Các cơ sở này đã in hơn 160 triệu sản phẩm. Về lĩnh vực xuất bản, các cơ quan, đơn vị đã xuất bản 143 ấn phẩm với trên 200.000 bản gồm: Sách, tài liệu, áp phích tuyên truyền các loại phục vụcác chương trình mục tiêu của tỉnh. Có thể nói, đạt được những thành tựu phát triển các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành sách của tỉnh như hiện nay là nhờ lãnh đạo tỉnh đã vận dụng đúng đắn những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với tình hình, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương. Đồng thời, tỉnh cũng đã có những cơ chế thông thoáng trong phát triển, động viên được các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực in.
- Thưa ông, phát huy những kết quả đã đạt được, định hướng của ngành trong thời gian tới như thế nào?
- Trong thời gian tới, Sở TT-TT sẽ tham mưu UBND tỉnh lập Đề án Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phát hành sách giai đoạn từ nay đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Dự kiến, thành lập Nhà xuất bản Đại học Thủ Dầu Một phục vụnhu cầu xuất bản các sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu phục vụviệc dạy và học trên địa bàn toàn tỉnh. Song song đó, sở tăng cường công tác quản lý hoạt động xuất bản, in và phát hành sách của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất bản, in, phát hành hoạt động và phát triển đúng theo khuôn khổ quy định của pháp luật, góp phần tích cực và hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài ra, sở khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động in và phát hành mạnh dạn đầu tư công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng phục vụ, không ngừng học tập, nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng chuyên môn, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh để tạo ra những sản phẩm tốt có sức cạnh tranh cao, phục vụtích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
- Xin cảm ơn ông!
HỒ VĂN (thực hiện)