Nghề dệt vải hơn 2.000 năm ở Bình Dương

Cập nhật: 12-04-2014 | 00:00:00

Xe sợi dệt vải là một trong những ngành nghề thủ công ra đời sớm nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống thường nhật. Sản phẩm dệt không chỉ đơn thuần là che đắp thân thể mà còn tô điểm thêm vẻ đẹp, nét duyên dáng cho con người. Những bộ trang phục với màu sắc, hoa văn trang trí thể hiện nét đặc trưng, sắc thái và thẩm mỹ riêng của từng dân tộc. 

Dọi xe sợi phát hiện được ở di tích Dốc Chùa, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên

 Với hơn 30 năm nghiên cứu vàkhai quật các di tích khảo cổtrên địa bàn tỉnh Bình Dương đãlật giởphần nào bức tranh toàn cảnh vềđời sống sinh hoạt của cư dân cổ nơi đây. Bình Dương không chỉ được biết đến giai đoạn phát triển của thời đại kim khímàcòn xác lập một cơ cấu kinh tế- xã hội ổn định, ngoài các ngành nghềnhư săn bắn, làm nương rẫy, khai thác lâm - thủy sản họcòn cónhiều ngành nghề thủ công như đan lát, dệt vải, làm gốm… mang tính thương mại cao.

Trong tiến trình nghiên cứu, khám sát, khai quật các nhàkhoa học đã phát hiện một số ít dọi xe sợi trong tầng văn hóa ở các di tích và cho rằng đây là những hiện vật có liên quan đến nghề dệt. Nhưng phải đến khi khai quật di tích Cù lao Rùa (phát hiện được 17 dọi xe sợi) và Dốc Chùa (phát hiện được 473 dọi xe sợi), xe sợi dệt vải mới được xem là một nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế của cư dân cổ Bình Dương.

Với việc phát hiện được số lượng lớn dọi xe sợi cho thấy nghề xe sợi đã là một trong những công đoạn phổ biến nhưng đây mới là công đoạn đầu tiên trong nghề dệt thủ công. Vấn đề đặt ra là trong thời kỳ này họ dùng loại sợi gì để dệt vải và dệt như thế nào? Hầu hết các nhà nghiên cứu về kinh tế thời nguyên thủy cho rằng con người đã dùng loại sợi gai để dệt vải và nghề dệt bắt nguồn từ nghề đan lát mà bây giờ dân gian vẫn còn sử dụng để đan hoặc dệt vải đó là kỹ thuật đan lóng mốt. Trong quá trình phát  triển ngành dệt còn có nhiều kiểu kết cấu sợi đan phức tạp hơn và cải tiến công nghệ để có được những tấm vải đẹp phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của con người.

Với kỹ thuật dệt lóng mốt thì thiết bị sử dụng cũng rất đơn giản, khung dệt ban đầu có thể là hai trục dệt định hình ở hai đầu, sợi dọc được căng thẳng với những khoảng cách bằng nhau, sợi ngang được đan ngang theo cấu hình đan lóng mốt, sợi ngang lồng qua sợi dọc một trên một dưới cách đều nhau, chắc chắn đây la‍̀những mảnh vải bằng sợi gai đầu tiên ra đời sẽ rất thô và có khổ vải hẹp. Những mảnh vải này giúp cho con người thoát khỏi cảnh phải sử dụng loại trang phục làm bằng vỏ cây nặng nề và rất dễ bị thấm nước, đánh dấu một bước quan trọng trong hành trình tiến đến văn minh của con người.

Nghề dệt thời tiền sơ sử ở Bình Dương còn được minh chứng rõ nét hơn trong di tích Phú Chánh (có niên đại khoảng 2.000 năm cách ngày nay). Ở đây đã phát hiện nhiều công cụ dệt bằng gỗ đã đạt trình độ phát triển cao như trục dệt có chiều dài từ 62,5 - 70cm; bản rộng từ7 - 9cm, dao dệt có hình như chiếc kiếm bằng gỗ, mũi nhọn, mặt cắt ngang hình thoi dẹt, hai mặt của cán tạo thành hình cánh cung để tiện lợi khi cầm sử dụng và 17 thanh gỗ có nấc giống hình răng cásấu, với số nấc trên thanh gỗ không giống nhau và độ rộng giữa các nấc cũng khác nhau. Có thể đây là loại dụng cụ dùng để cuốn sợi sau khi xe xong và phân ra thành nhiều màu khác nhau để dệt nên những tấm vải nhiều màu sắc. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện được những thanh gỗ đường kính 2,3cm dài 3,4 - 4,8cm có tác dụng làm căng mặt sợi dọc trong và một hiện vật có hình cánh cung, giống hình của một con thoi trong công nghệ dệt thủ công đương đại. Những di vật bằng gỗ như trục dệt, dao dệt, thanh cuốn sợi, con thoi gần như là những thiết bị căn bản trong ngành dệt mà chúng ta có thể so sánh được với các dụng cụ màcác dân tộc ít người như Mạ, K’Ho ởTây nguyên vẫn đang sửdụng cho kỹ thuật dệt ngồi gấp gối để dệt nên những tấm vải sử dụng cho nhu cầu may mặc trong đời sống đương đại.

Đặc biệt, ở đây còn phát hiện được vải; mảnh vải là loại được dệt bằng loại sợi thô đan lóng mốt chôn ở đáy một ngôi mộ cùng với các thiết bị dệt bằng gỗ. Độ săn của mảnh vải này không còn nguyên dạng vì đã bị ngâm trong nước lâu ngày. Có thểnói các tư liệu đã thu thập được tại di tích Phú Chánh đóng vai trò rất quan trọng trong việc khẳng định có một nghề dệt đã ra đời và phát triển liên tục trên vùng đất Bình Dương xưa.

Từ các thiết bịdệt phát hiện trong di tích Phú Chánh cho thấy cộng đồng cư dân cổ Bình Dương đã bước tới kỹ thuật dệt ở trình độ cao. Những mảnh vải có màu đầu tiên được phát hiện cùng các thiết bị dệt cho thấy cộng đồng cư dân Phú Chánh như là những người đầu tiên bắt đầu nghề dệt thực sự trên địa bàn Bình Dương. Từ khởi điểm này, một ngành dệt thủ công dệt vải bằng sợi bông chắc cũng đã có cơ sở để hình thành, từ kiểu đan lóng mốt sẽ tạo thêm nhiều kiểu đan lóng hai, lóng ba… và cả việc dùng các khung gỗ trong kỹ thuật dệt để dệt nên những mảnh vải ngày càng đẹp cónhiều màu sắc hơn và có nhiều khổ vải khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng.

• HIỀN LAN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=914
Quay lên trên