Nghề làm nhang
(BDO) Phong tục thắp nhang không biết có tự bao giờ, nhưng ngày nay, việc thắp nhang đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt. Cho dù là ngày tết, ngày giỗ, hay mỗi khi lễ chùa, chuẩn bị đi xa, khi bắt đầu làm một việc gì đó quan trọng, nhiều người thường có thói quen thắp nhang. Thông qua nén nhang, người thắp gửi gắm tâm tư tình cảm, cầu mong may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống, bình an trong tâm hồn.
Đến thăm một vài hộ gia đình làm nghề se nhang tại ấp Bình Chữ, xã Bạch Đằng, TX Tân Uyên mới thấy để làm ra nén nhang nhìn đơn giản thế thôi, nhưng phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi người thợ phải hết sức khó nhọc mới tạo ra được thành phẩm.
Tăm nhang được chẻ từ tre, sau đó nhúng vào nước màu để làm chân nhang, rồi phơi khoảng 45 phút cho nước màu khô
Tăm nhang sau khi phơi khô sẽ được cho qua một khung lượt tự chế để loại bỏ những cây quá to so kích thước chuẩn trước khi đưa vào máy se nhang.
Cho hỗn hợp gồm: bột mùn cưa, keo, bột màu với tỷ lệ phù hợp vào máy trộn
…để tạo bột nhang. Đây là một công đoạn quan trọng, quyết định sự thành công và chất lượng của nhang.
Anh Nguyễn Thành Nhân, ấp Bình Chữ, xã Bạch Đằng cho biết trước đây, se nhang thủ công bằng tay, nhưng ngày nay, se nhang được thay thế bằng máy móc rất đơn giản, ít vốn đầu tư nhưng năng suất cao, khoảng 10.000 cây/1 giờ/1 máy.
Sau đó, nhang sẽ được phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2 giờ đồng hồ. Nếu trời mưa có thể dùng quạt công nghiệp hoặc máy sấy để làm khô nhang
Nhang khô sẽ được đóng thành từng bó, mỗi bó 1 kg (khoảng 1.400 cây nhang)
Cuối cùng là đóng gói bao bì
Khách hàng đang chọn lựa nhang
Anh Nhân cho biết, nghề se nhang không chỉ là một nghề truyền thống đậm nét văn hóa cần được giữ gìn, mà còn giúp nhiều hộ gia đình nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
TẤN QUỐC -