Chị Thạch Thị Kim Hoa (ấp Căm Xe, xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng) - điển hình nông dân trẻ gương mẫu, có bản lĩnh, ý chí vượt khó và tư duy làm giàu. Với chị, làm kinh tế không phải chỉ để làm giàu cho bản thân, gia đình, mà còn để góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển, phồn thịnh.
Vườn hoa lan của chị Thạch Thị Kim Hoa tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương
Từ niềm đam mê
Tiếp chúng tôi tại vườn lan với vô vàn những tác phẩm đẹp, đang khoe sắc, chị Thạch Thị Kim Hoa vui vẻ tâm sự, vườn lan nhà chị được công nhận là vườn hoa tiêu biểu toàn quốc, các tác phẩm dự thi đã đoạt được nhiều giải nhất trong các cuộc thi từ cấp tỉnh, cấp quốc gia. Năm 2023, chị Hoa được UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Nghệ nhân tỉnh Bình Dương” với nghề trồng và chế tác sản phẩm hoa lan.
Có sở thích, niềm đam mê hoa lan, chị Hoa đã trồng rất nhiều loại hoa lan trong vườn, từ dendro đến mokara. Từ đó vườn hoa lan quy mô 600m2 của chị được hình thành. Mô hình trồng lan chậu của chị được thực hiện theo thiết kế tác phẩm, kết hợp tinh tế, thu hút ánh nhìn với nhiều loại hoa lan khác nhau để nâng cao giá trị. Chị Hoa cho biết: “Ban đầu, có nhiều người quen thấy đẹp, thích nên mua. Thấy bán được, có thêm nguồn thu nhập cho gia đình nên tôi quyết định mở bán online, chủ yếu lan chậu”.
Sau 3 năm xây dựng, dần dần mô hình hoa lan của chị được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Mỗi tháng chị Hoa bán từ 500 - 1.000 chậu lan, đem lại thu nhập ổn định, bình quân doanh thu mỗi năm đạt hơn 2 tỷ đồng. Có được thành công như ngày hôm nay là nhờ sự mạnh dạn thay đổi nghề nghiệp, ý chí vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của chị. Ít ai biết rằng, cô nông dân trẻ - nghệ nhân tiêu biểu toàn quốc trước đây làm nghề cắt tóc.
“Cách đây hơn 12 năm, thu nhập chính của tôi đến từ công việc cắt tóc. Cũng vì niềm đam mê hoa lan, vào dịp hội nông dân mở lớp dạy về bonsai, cây kiểng, tôi đã đăng ký tham gia. Sau khóa học, tôi bắt đầu chơi lan và thử nhập giống hoa lan từ nhiều nguồn về bán tại tiệm cắt tóc của mình. Chắc cũng có duyên, hàng tôi nhập về nhiều, bán hết rất nhanh”, chị Thạch Thị Kim Hoa tâm sự.
Với những kết quả đạt được và định hướng cụ thể, tin rằng mô hình trồng hoa lan của chị Thạch Thị Kim Hoa sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đưa ngành nghề sinh vật cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao. Chị Thạch Thị Kim Hoa bên vườn hoa lan cho giá trị kinh tế cao |
Đến thành công
Thấy công việc kinh doanh từ nghề trồng và chế tác sản phẩm hoa lan có thể tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới, chị Hoa quyết định chuyển sang làm chuyên nghiệp. Bước đầu chưa có vườn lan, chị tiếp tục lấy hàng để bán online tại khuôn viên đất của gia đình. Khách hàng thấy được sự thành thật của chị nên tín nhiệm giới thiệu lan tỏa trên các hội nhóm, cộng đồng mạng. Thu nhập từ hoa lan lúc này đã trở thành thu nhập chính, chị Hoa dừng công việc tại tiệm tóc để toàn tâm toàn ý cho việc trồng hoa lan, tạo ra nhiều tác phẩm đẹp hơn.
Năm 2016, chị Hoa quyết định mở vườn lan quy mô 4.000m2 tại nhà, tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ đồng. Trồng lan chậu, thiết kế tác phẩm kết hợp tinh tế, thu hút ánh nhìn với nhiều loại lan khác nhau làm cho giá trị của cây hoa lan ngày càng được nâng cao. Đây là mô hình mới, được nhiều người trong và ngoài tỉnh đón nhận. Sản xuất, kinh doanh thuận lợi, chị Hoa đầu tư mở rộng thêm các vườn khác. Tính đến nay cả đất thuê và đất của gia đình chị Hoa có hơn 7.000m2 trồng lan. Qua đó, chị đã tạo việc làm ổn định cho hơn 20 lao động tại địa phương.
Song song với việc sản xuất, chị Hoa cũng rất tích cực tham gia trưng bày tại các sự kiện của xã, huyện và của tỉnh với hàng trăm tác phẩm. Chị Hoa đã đạt nhiều giải thưởng trong các hội thi hoa lan và truyền nghề cho một số người có cùng đam mê.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, chị Hoa còn rất nhiệt tình tham gia cùng địa phương hỗ trợ nhiều phần quà, nhu yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Bản thân chị là nòng cốt, luôn tích cực, năng động, học hỏi và tham gia tốt các phong trào thi đua của địa phương.
Cách đây hơn 12 năm, thu nhập chính của tôi đến từ công việc cắt tóc. Cũng vì niềm đam mê hoa lan, vào dịp hội nông dân mở lớp dạy về bonsai, cây kiểng, tôi đã đăng ký tham gia. Sau khóa học, tôi bắt đầu chơi lan và thử nhập giống hoa lan từ nhiều nguồn về bán tại tiệm cắt tóc của mình. Chắc cũng có duyên, hàng tôi nhập về nhiều, bán hết rất nhanh”, chị Thạch Thị Kim Hoa tâm sự. |
THOẠI PHƯƠNG - HẢI DƯƠNG