Người thầy trên giường bệnh

Cập nhật: 24-08-2018 | 09:11:12

Đến khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, TX.Thuận An hỏi lớp học của người thầy khuyết tt Trần Đức Hải thì bà con trong khu dân cư 434 ai cũng biết. Đó là lớp học rất đặc biệt, học sinh ngồi học dưới sàn, vây quanh chiếc giường bệnh, còn thầy giáo thì nằm trên chiếc giường giảng bài với giọng sang sảng...

Một lớp học xưa nay hiếm

17 giờ chiều cuối tuần, chúng tôi đến nhà anh Trần Đức Hải, trước mắt là một lớp học đặc biệt màtôi chưa từng thấy bao giờ. Lớp học không bảng, không phấn, không bàn ghế và thầy giáo thì nằm trên chiếc giường sắt giảng bài. 7 em học sinh lớp 9, nam có, nữ có ngồi bệt dưới sàn nhà, kê chiếc tập trên mép giường của thầy nằm làm bàn, em khác lại giơ cuốn bài tập của mình lên cho thầy nhận xét và gợi mở tư duy sáng tạo. Tôi lẵng lặng tiến lại gần hơn lớp học trước sự chăm chú, tập trung cao độ của thầy và trò. Theo yêu cầu của các em học sinh, thầy Hải cho lớp học nghỉ sớm 15 pht và đổi lại tôi sẽ đãi các em món chè đầu hẻm. Em Nguyễn Tấn Đạt, học sinh lớp 9 nói: “Thầy Hải nằm thì con ngồi dưi đất học. Những bài giảng của thầy luôn thu ht, gợi mở sự sáng tạo, phát huy tính độc lập của từng bạn. Lần đầu vào nhà thầy học, con rất ngại bởi mọi sinh hoạt cá nhân của thầy đều chung một vị trí, trên chiếc giường sắt. Có lẽ điều đó là động lực cho con và các bạn cốgắng học tập, nuôi dưỡng ước mơ của mình”.


Ông Hà Minh Trung, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thăm hỏi anh Trần Đức Hải

Thật khó có một trí tưởng tượng nào hình dung được người thầy giáo nằm trước mắt tôi từng là anh công nhân kỹ thuật tốt nghiệp ngành quản lý sửa chữa đường dây, trường Cao đẳng Điện lực TP.Hồ Chí Minh. Anh Hải kể: “Năm 2008, trong lc sửa chữa đường dây điện ở khu phố434 thì anh bị trượt chân té ngã, làm gãy đốt xương cổ số6, trật đốt xương số5, đứt tủy sống”. Tai nạn lao động đã khiến toàn thân anh bị liệt, không thể cử động được. Kể từ ngày đó, cuộc sống của anh chỉ là sự đau đớn khôn cùng. Ngày xưa người trong khu phốthường hay khen anh điển trai. Vậy mà hậu quả của tai nạn lao động đã khiến toàn thân anh Hải bị liệt, co quắp trong bộ xương bất động, mất hoàn toàn vi tỷ lệ thương tt 92%. Mọi sinh hoạt hàng ngày anh đều cậy nhờ vào người mẹ đã hơn 50 tuổi.

Cứ như thế hết năm này đến tháng nọ, anh Hải tự vươn lên bằng những gì còn lành lặn. Có lẽ ông trời không đoạn tuyệt với ai bao giờ, tai nạn đã lấy đi sức khỏe, tuổi thanh xuân nhưng lại cho anh một cái đầu thông thái. “Năm 2010, tôi mạnh dạn đề nghị anh Mạnh (nhà kế bên) cho tôi dạy kèm bé Đạt là con trai thứ của anh. Lc ấy Đạt học lớp 2, là học sinh cá biệt của lớp. Ban đầu dạy cũng khó lắm, không có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tôi dạy theo quán tính, dạy mò với mớ kiến thức hỗn độn thời phổ thông. Có thời gian dạy mà học trò không muốn học. Tôi quyết không bỏ cuộc, nhưng làm sao tôi có thể tự cầm sách đọc với đôi bàn tay còng kheo, yếu ớt, không đủ sức cầm nổi một chiếc tăm xỉa răng. Tôi tự tập đưa tay lên rồi đưa xuống, cử chỉ còn vụng về nhưng lâu thì quen dần. Bây giờ, tôi có thể tự lật giở từng trang sách, nghiên cứu phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ và truyền động lực cho học sinh của mình”, anh Hải trầm ngâm kể lại những ngày tháng vượt khó, chiến thắng nỗi đau tai nạn của mình. Tiếp nối câu chuyện, mẹ anh, bà Trần Thị Thuyết kể lại: “Có nhiều đêm thấy con có ngủ nghê gì đâu, 2 mắt nó mở trân trân, tôi sốt ruột bật dậy mở đèn và cầm sách cho con đọc. Đọc đến sáng, khi tôi mệt rã người, ngủ gật sách rơi “bộp” trng đầu con, Hải mới cho tôi nghỉ”.

Như là giấc mơ

Tai nạn đã khiến anh Hải phải sống một cuộc sống khổ sở cả về thể xác lẫn tinh thần. Có nỗi đau nào hơn khi từ một người lành lặn nay trở thành gần như vô tri về vận động và sinh hoạt hàng ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, người mẹ ngày càng già nua của anh phải buộc chặt chân của con mình vào thành giường để cơ thể không bị co rt. Sợi dây mà người mẹ buộc chân con mình vào giường chẳng khác nào nỗi đau được trói buộc vào sâu thẳm tâm hồn. Sợi dây có thể trói buộc thân thể anh nhưng không trói buộc được tinh thần, nghị lực vươn lên của anh. Những ngày tháng vật lộn như vậy cứ trôi qua, vật vã giữa sự sống và cái chết, có lc anh Hải đã muốn bỏ cuộc chết đi cho rồi. Song anh đã tìm được nghị lực để vươn lên, đó là những khi giữa đêm tỉnh giấc nhìn thấy mẹ ngủ gục bên thành giường với vẻ mặt đầy khắc khổ. Ngay lúc ấy trong anh lóe lên một suy nghĩ phải làm một điều gì đó có ý nghĩa trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vậy là, anh vượt qua thử thách trong 2 năm ròng chìm đắm trong nỗi đau, soi rọi lại bản thân anh thấy rằng dạy học là cánh cửa còn lại, duy nhất cho anh trong cuộc đời này. Anh Hải suy tư: “Cuộc đời mình như một giấc mơ, một ngày tỉnh dậy thấy mình trở thành một người hoàn toàn khác, không vô dụng như mình nghĩ”. Cũng vì vậy anh quyết tâm sử dụng tất cả sức lực còn lại của mình để giữ giấc mơ ấy mãi là hiện thực.


Anh Trần Đức Hải đang giảng bài cho các em học sinh

Anh Hi tâm niệm: “Giáo dục không phải chỉ một sớm một chiều, cũng như mình trồng một cái cây phải có thời gian hấp thụ chất dinh dưỡng”. Những ngày trở bệnh nặng, anh nghĩ mình sẽ không sống nổi. Thế nhưng, anh đã sống với niềm tin bé nhỏ, thắp lên ước mơ, khát vọng và tinh thần ham học của mỗi em học sinh. Vì thế những lớp học do anh dạy không chỉ trở thành nguồn động lực sống để anh và mẹ vượt qua nghịch cảnh mà còn là nguồn thu nhập chính của gia đình. Thấy con miệt mài dạy, không ngơi nghỉ, bà Thuyết động viên con: “Cuộc sống của 2 mẹ con mình vậy cũng đủ rồi. Khuyết tật, làm quá sức có mệnh hệnào thì mẹ biết sống sao”. Sao dạy nhiều vậy? Tôi hi. Anh đáp rằng: “Thương mẹ làm lụng vất vả, suốt ngày chăm ẵm một đứa con tật nguyền nên cốgắng dạy học để sau này mình không còn sống nữa thì mẹ vẫn có chút đỉnh làm vốn cho tuổi già”.

Câu chuyện về tinh thần, nghị lực sống của anh Hải được mọi người ở khu phố434 truyền tai nhau. Nhiều phụ huynh ở TX.Dĩ An, TP.Thủ Dầu Một đã gửi con em mình đến để được anh dạy. Những buổi học của anh thật đặc biệt không chỉ có những kiến thức trong sách vở mà bản thân anh còn là một tấm gương sáng vượt khó, một nhân vật người thật việc thật để các em học tập. Bất kỳ ai đến thăm anh đều khâm phục tinh thần và nghị lực vượt khó, vươn lên sốphận nghiệt ngã. Ông Hà Minh Trung, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết: “Hiện nay, toàn tỉnh có 18 nạn nhân bị tai nạn lao động nặng, mất sức lao động t53% đến 97%, trong đó có một sốtrường hợp lâm vào hoàn cảnh đặc biệt. Song, đáng khâm phục nhất là trường hợp của anh Hải. Không bao giờ mẹ con anh đòi hỏi chính quyền, các ngành, công ty phải đền bù cho mình. Cảm thông, chia sẻ nỗi đau mất mát ca các gia đình, nn nhân bịtai nạn lao động, hàng năm SLao đng - Thương binh vàXãhi tnh phối hp vi các ngành tchc các đoàn thăm, tặng quàcho gia đình thân nhân, nn nhân btai nn lao đng nặng trên đa bàn tnh, mi phần quàtrgiát2 triệu đng đến 4 triệu đồng”.

Nỗi đau nào rồi cũng sẽ nguôi ngoai. “Mỗi ngày, tôi nhìn thấy bàn chân con nhc nhích và học sinh vẫn tấp nập ra vào là tôi cảm thấy sung sướng lắm rồi”, bà Thuyết cho biết về ước mơ của mình. Tôi hỏi một người hàng xóm về anh Hải, người hàng xóm đáp: “Ấn tượng của bà con trong khu phốvề anh Hải là hình ảnh anh nằm trên giường giảng bài với thân hình co quắp, nhỏ thó, giọng sang sảng, thi thoảng lại đưa bàn tay teo tóp vỗ “phập” “phập” vào bụng để kích thích mạch máu lưu thông”.

Chia tay anh Trần Đức Hải và lớp học của anh, trong tôi vang lên lời bài hát Người thầy. Cảm xc trong tôi vỡ òa, anh Hải không phải là một người thầy thực thụ, chưa một ngày được đào tạo qua trường lớp nhưng bà con trong khu phốgọi anh với cái tên thân thương “Thầy Hải tật nguyền”.

Trải qua 8 năm vừa dạy vừa nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm và sự tin tưởng của phụ huynh, hiện nay anh Hải đang dạy kèm cho hơn 80 em học sinh với các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 và ôn thi đại học, hầu hết các em có lực học khá, giỏi.

KIM HÀ

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=423
Quay lên trên