Nhân Ngày Quốc tế người khuyết tật (3-12): Vượt lên số phận

Cập nhật: 03-12-2009 | 00:00:00

Tặng quà cho trẻ em mồ côi, khuyết tật

Trong những năm qua, người khuyết tật (NKT) ở Bình Dương đã được các cấp, các ngành và cá nhân quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ bằng vật chất cũng như tinh thần để họ vượt qua nỗi bất hạnh vững bước đi lên trên con đường thực hiện ước mơ: Được sống, được làm việc và cống hiến như mọi người bình thường khác.

Tạo việc làm cho NKT

Hơn 3 năm về trước, một tin vui đến với NKT là Công ty Yazaki EDS Việt Nam đã nhận NKT vào làm việc. Ngay sau ngày đón nhận đầu tiên đã có gần 40 lao động (LĐ) là NKT được vào làm việc ở đây. Các em được công ty bố trí công việc làm phù hợp với bản thân. Sau thời gian thử việc, LĐ NKT được ký hợp đồng LĐ chính thức. Đây là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên nhận NKT vào làm việc. Một số công ty khác như: Trường Phát, Minh Long cũng đã nhận LĐ là NKT vào làm việc. Đối với NKT, tuy bước đầu tham gia LĐ thực sự để tự nuôi sống bản thân thì còn gặp rất nhiều khó khăn và gian nan nhưng họ cũng đã cảm thấy tự hào vì mình cũng đã có được một nghề trong tay và một việc làm để không phụ thuộc vào gia đình, xã hội.

Việc tổ chức đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho NKT hiện nay thật sự cần thiết nhằm tạo điều kiện cho họ có việc làm ổn định để nâng cao mức sống, có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, từng bước vươn lên để ổn định cuộc sống. Trong thời gian qua, công tác hướng nghiệp, dạy nghề, truyền nghề và tạo việc làm cho NKT đã được tỉnh đặc biệt quan tâm, nhằm giúp cho NKT có khả năng tự LĐ để nuôi sống bản thân. Tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi tỉnh, tỉnh đã đầu tư xây dựng Trung tâm Dạy nghề trẻ khuyết tật. Nơi đây hiện đã thu hút nhiều người LĐ tàn tật đến học các nghề phù hợp theo khả năng của mình. “Dạy nghề cho NKT đã khó, tạo việc làm cho họ còn khó hơn gấp nhiều lần. Các em cố gắng làm ra sản phẩm để chứng minh rằng NKT chứ không khuyết tài”, đó là tâm sự đầy xúc động của một lãnh đạo công ty nhận LĐ là NKT.

Xã hội cùng chăm lo

Ở Bình Dương, phong trào xã hội từ thiện giúp đỡ những NKT có số phận kém may mắn đang được nhiều người quan tâm đồng tình ủng hộ. Bên cạnh Hội Bảo trợ Người tàn tật - Trẻ mồ côi & Bệnh nhân nghèo tỉnh thì hiện nay trong tỉnh còn có một số cá nhân xuất phát từ tấm lòng mà họ tiếp bước đi làm từ thiện. Điển hình như ông Phạm Mạnh Cường ở xã Khánh Bình (Tân Uyên), bác Huỳnh Văn Ráng (Thuận An)... là những người bảo trợ tiêu biểu, họ đã âm thầm đi làm việc thiện để giúp đỡ những người bất hạnh, kém may mắn trong cuộc đời. Hay Ni sư Thích nữ Thành Liên, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Thọ (Dầu Tiếng) lặng lẽ vận động từng kg đường, sữa, gạo để tặng cho những người bất hạnh vào các ngày lễ, tết.

Từ sự giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân cùng sự nỗ lực vươn lên của bản thân, nhiều NKT đã ổn định cuộc sống. Chị Trần Thị Gái (Dầu Tiếng) là một điển hình cho NKT vượt khó vươn lên, xây dựng gia đình hạnh phúc. Xét thấy hoàn cảnh đáng thương, năm 1987, chị Gái được địa phương xét cho đi học sơ cấp kế toán. Sau khóa học, chị xin làm kế toán cho hợp tác xã mua bán ở địa phương. Sau thời gian, chỗ làm giải thể, chị được địa phương xét cho vay vốn để buôn bán tạp hóa tại chợ Long Hòa. Cuộc sống của chị dần đã ổn định và chị lập gia đình, có 1 người con. “Ở Bình Dương, NKT luôn được các cấp, các ngành, xã hội quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ bằng vật chất cũng như tinh thần giúp họ vượt qua nỗi bất hạnh để vươn lên trong cuộc sống. Nhờ đó mà NKT nay đã có cuộc sống tương đối ổn định”, chị Gái phấn khởi.

Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật - Trẻ mồ côi & Bệnh nhân ngh

Bình Dương hiện có 10.683 NKT, trong đó có 1.786 trẻ em, 4.256 NKT được hưởng trợ cấp Nhà nước, 90 NKT được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Trong năm qua đã mở 6 lớp đào tạo nghề cho 110 NKT và giới thiệu việc làm cho 56 NKT...

èo tỉnh Huỳnh  Kim Oanh, cho biết: Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chăm sóc NKT, trong những năm qua bên cạnh sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân từ nhiều năm nay đã không ngừng chăm lo, tạo điều kiện tiếp sức cho NKT, xoa dịu nỗi đau để họ được hưởng quyền lợi của một người bình thường. Mặc dù có sự cố gắng chăm lo cho NKT nhưn g hiện nay đời sống vật chất, tinh thần của những NKT vẫn còn khó khăn. Trong học văn hóa, học nghề, NKT còn hạn chế; việc tiếp cận đối tượng còn hạn hẹp, cho nên họ vẫn đang cần trợ giúp của tất cả những ai có tấm lòng từ tâm đến với những người đã và đang phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi, bất hạnh để cùng với cộng đồng sánh bước đi lên xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

TƯỜNG VY

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=361
Quay lên trên