Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh: Truyền "lửa" ở Trường Sa

Cập nhật: 13-02-2015 | 19:50:44

Chính chúng tôi, những người mang 400 cuốn Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh ra huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rất ngạc nhiên trước sức lan tỏa mạnh mẽ của cuốn sách. Có thể nói, cuốn nhật ký có sức hút lớn đối với cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa bằng cách viết mc mạc nhưng chứa đựng mt lý tưởng cao đẹp...

Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh có sức hút to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa. Trong ảnh: Chiến sĩ đảo Sơn Ca nghiền ngẫm những dòng nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh Ảnh: K.VINH

“Lửa cháy” từ trái tim

Chuyến đi làm việc tại Trường Sa lần này của Tổ công tác Bình Dương là một chuyến đi đặc biệt. Chúng tôi, gồm 3 phóng viên của Báo Bình Dương và Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương lên đường với món quà… 400 cuốn sách Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh. Vượt 300km đường bộ từ Bình Dương ra Cam Ranh, Khánh Hòa; tại Nhà khách Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4, ngay trong buổi họp đoàn công tác gồm 85 phóng viên các báo, đài và lãnh đạo Bộ Tư lệnh, cuốn sách được đón chào thật trân trọng. 400 cuốn sách được chia đều cho 4 tàu nhổ neo ở Quân cảng Cam Ranh tiến thẳng ra Trường Sa.

Do đặc thù công tác của quân chủng nên ban đầu chúng tôi chỉ tặng trung tá Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng ban Tuyên huấn Lữ đoàn một cuốn đầu tiên. Hôm sau, khi con tàu 996 chở đoàn đang trên đường ra đảo, trung tá Nguyễn Văn Thịnh không giấu vẻ vui mừng đến tận phòng hồ hởi: “Quả là một cuốn sách hay và phù hợp với thế hệ chiến sĩ trẻhuyện đảo Trường Sa hôm nay. Đọc qua những dòng nhật ký của chị Lê Thị Thiên tôi không ngăn nổi những dòng cảm xúc dạt dào. Nhất định cuốn sách sẽ được chào đón nồng nhiệt tại Trường Sa”.

Ngay ở đảo đầu tiên Song Tử Tây, cuốn sách trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Thật vui khi chứng kiến 30 cuốn nhật ký được tặng chỉ trong ít giờ đã được phân bổ hết về từng cụm chiến đấu, các cơ quan, đoàn thể, dân cư trên đảo. Và từ đó, ở các đảo đoàn đi qua như Sơn Ca, Nam Yết, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn… cuốn nhật ký trở thành món quà cực kỳ có giá trị về tinh thần cho bộ đội và bà con nơi đây.

Cuốn nhật ký có sức mạnh rất lớn đối với bộ đội và nhân dân trên các đảo tiền tiêu. Sự đồng cảm của người lính với tình cảm, lý tưởng của chị Lê Thị Thiên đã nhanh chóng biến thành ngọn lửa sáng ngay từ trong tim của người đọc ở đảo xa, thành món ăn tinh thần bổ ích và hấp dẫn.

Lý tưởng từ nhật ký

Mỗi điểm đảo đi qua, ngoài nhiệm vụ chung của đoàn công tác, chúng tôi tranh thủ quãng thời gian ngắn ngủi để hỏi xem có cán bộ, chiến sĩ nào người Bình Dương hay không. Bất ngờ trên đảo Nam Yết, ngay tại phân đội pháo 85, chúng tôi được gặp Đặng Hoàng Bạo, chiến sĩ đến từ huyện Dầu Tiếng. Ngạc nhiên hơn nữa khi chúng tôi nhận ra cuốn Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh được Bạo cẩn thận bỏ trong túi ni-lông gối ở đầu giường.

Bạo xúc động kể lại: “Khi còn ở Bình Dương, qua một người bạn, tôi có được cuốn sách này. Khi lên đường nhập ngũ, tôi xác định sẽ cố gắng phấn đấu, trau dồi thêm kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ nên luôn mang theo bên người cuốn nhật ký. Dần dần cuốn sách trở thành người bạn đường thân thiết để tôi cùng đồng đội học tập lý tưởng, tấm gương của chị Lê Thị Thiên”. Chính vì đã đọc nhiều lần, thuộc cả lai lịch cuốn nhật ký nên khi 30 cuốn sách do Tổ công tác chúng tôi đem ra đảo cũng là lúc Đặng Hoàng Bạo trở thành người giới thiệu sách đến cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo Nam Yết.

Một lần, khi đoàn công tác lên đảo chìm Đá Thị, tôi lặng người xúc động khi chứng kiến cảnh Phó chỉ huy đảo, trung úy Đào Hồng Đông cẩn thận xếp từng cuốn sách lên tủ sách thanh niên. Giữa trời biển Trường Sa, cuộc sống trên đảo chìm cónhững khó khăn, thiếu thốn. Chính vì thế, sách là tài sản quý giá, là người bạn không thể thiếu của người lính hải quân.

Trung úy Đào Hồng Đông bộc bạch: “Mỗi lần có đoàn công tác ra đảo tặng sách báo tôi đều là người đầu tiên đọc qua nội dung trước khi phổ biến đến anh em. Cuốn nhật ký này dù mới chỉ đọc lướt qua nội dung thôi nhưng tôi đã thấy ẩn sâu trong đó là tinh thần, ý chí quật cường vì lý tưởng cách mạng của chị Lê Thị Thiên. Tấm gương phấn đấu hết mình vì Tổ quốc của chị sẽ giúp chúng tôi thêm vững tay súng, kiên cường nơi đầu sóng, ngọn gió”.

Nhận rõ sức lan tỏa mạnh mẽ của cuốn Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh, ngay trên đảo Nam Yết, chỉ huy đảo đã tổ chức một đêm giới thiệu sách đặc biệt dành riêng cho Tổ công tác Bình Dương. Trước đông đảo cán bộ, chiến sĩ của đảo, chúng tôi vinh dự được giới thiệu nội dung và hành trình đi tìm chủ nhân cuốn nhật ký. Không khó để nhận ra những dòng lệ nhòe trên khóe mắt người nghe khi chúng tôi trích đọc vài đoạn của cuốn nhật ký. Chiến sĩ trẻ Hồ Viết Nam, quê Thái Bình nghẹn ngào: “Tuổi của chị ngày ấy cũng mười chín, đôi mươi như chúng tôi nhưng suy nghĩcủa chị về Đảng, về dân tộc và sự phấn đấu của bản thân thật chín chắn. Những ngày ở đảo tôi sẽ đọc kỹ và suy ngẫm về tấm gương của chị để giữ vững lập trường, lý tưởng của mình, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ canh giữ đất trời Tổ quốc”.

Chúng tôi kết thúc chuyến công tác tại Trường Sa bằng cái bắt tay chắc nịch và lời cảm ơn sâu sắc của đại tá Ngô Duy Đỗ, Phó Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tại Quân cảng Cam Ranh: “Cảm ơn Tổ công tác Bình Dương mang ra Trường Sa lần này một món quà hết sức ý nghĩa. Tấm gương của chị Lê Thị Thiên và những dòng nhật ký của chị sẽ giúp chúng tôi giáo dục các thế hệ lính hải quân đang ngày đêm canh giữ Trường Sa. Mong sẽ còn có thêm nhiều cuốn Nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh ra đảo, tiếp thêm sức mạnh tinh thần to lớn cho bộ đội Trường Sa”.

 

 LÝ KHÁNH VINH

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên