Nhiều giải pháp thực hiện khuyến công giai đoạn 2021-2022

Cập nhật: 25-11-2021 | 09:25:05

Trong giai đoạn 2021- 2025, hoạt động khuyến công của tỉnh nhằm hướng đến mục tiêu huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) và các dịch vụ khuyến công, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển CN - TTCN tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.


Sản phẩm trà Ngọc Mai của Công ty TNHH MTV Trường Thọ (TX.Bến Cát) có bước phát triển sau 1 năm được chương trình khuyến công hỗ trợ

Huy động nguồn lực

Theo đó, tỉnh khuyến khích, hỗ trợ sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm tạo hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Trên cơ sở chủ trương của tỉnh, trong giai đoạn 2021- 2025, ngành công thương sẽ huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất CN - TTCN và các dịch vụ khuyến công, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển CN - TTCN tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN - TTCN một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo đó, thực hiện rà soát các chương trình khuyến công hàng năm để tiếp tục xây dựng các đề án trình Bộ Công thương, Sở Công thương phê duyệt kinh phí thực hiện bảo đảm hoàn thành 100% kế hoạch đề ra. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn, đào tạo cho các cán bộ phụ trách khuyến công trên địa bàn. Tích cực tổ chức triển khai thực hiện tốt các đề án khuyến công đã được giao. Đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai, tìm kiếm các đối tượng thụ hưởng kế hoạch kinh phí khuyến công theo đúng quy định.

Đẩy mạnh công nghiệp ở khu vực nông thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp, tăng mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Theo bà Nguyễn Thúy Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp, từ nay đến năm 2025, trung tâm sẽ tổ chức được 20 lớp tập huấn cho 1.600 người là cán bộ phụ trách công tác khuyến công và đại diện các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn; tổ chức đào tạo 20 lớp cho khoảng 800 người về nâng năng lực quản lý, khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở CNNT. Tổ chức 10 đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm về mô hình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, giới thiệu công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở CNNT. Hỗ trợ cho hơn 75 cơ sở CNNT ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất; hỗ trợ xây dựng ít nhất là 2 mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến sản phẩm mới, công nghệ mới. Tổ chức bình chọn và cấp giấy chứng nhận cho 60 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh; tham gia 20 hội chợ, triển lãm trong nước và hỗ trợ 50 cơ sở CNNT tham gia. Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho ít nhất 4 cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ xây dựng (sửa chữa và nâng cấp) hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho ít nhất 4 cơ sở CNNT.

Tạo mối liên kết

Bám sát nội dung chương trình khuyến công trong xây dựng kế hoạch và đề án khuyến công bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả. Các đề án cần gắn liền với nhu cầu thực tiễn tại cơ sở, doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn ngành nghề gắn với lợi thế của địa phương, có khả năng nhân rộng và phát triển; các chương trình, đề án khuyến công được xây dựng và thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, mang tính khả thi cao.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công. Hướng dẫn kiểm tra, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, bảo đảm hoàn thành đề án đúng tiến độ, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công đúng quy định đạt hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, sớm thiết lập hệ thống khuyến công cơ sở cấp huyện. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các đề án khuyến công cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ làm công tác khuyến công nói riêng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn thực hiện công tác khuyến công.

Triển khai thực hiện tốt các nội dung về khuyến công trong chương trình phối hợp đã ký kết giữa Sở Công thương với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, như: Liên minh hợp tác xã; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Nông dân tỉnh… Phối hợp các sở ngành, địa phương tạo điều kiện hướng dẫn, tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp tham quan, học tập kinh nghiệm tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến mới. Tăng cường mở rộng phối hợp, liên kết với các hội nghề nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, đoàn thể, các tổ chức quốc tế để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nghiên cứu, kỹ thuật, khoa học, công nghệ, tài chính và kỹ năng quản lý) tham gia vào hoạt động khuyến công.

Để từng bước thực hiện xã hội hóa công tác khuyến công cần tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ khuyến công ở nông thôn. Trong đó, kinh phí khuyến công từ nguồn ngân sách chủ yếu hỗ trợ cho các lĩnh vực, địa bàn trọng yếu để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn. Củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác khuyến công tại các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trong việc thực hiện cơ chế chính sách, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của chương trình.

Tổ chức và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong hoạt động khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Thường xuyên đánh giá, đề xuất các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua nhằm tôn vinh, động viên những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích, có nhiều đóng góp cho hoạt động khuyến công của địa phương và cả nước. Khuyến khích việc thúc đẩy hợp tác và lồng ghép giữa hoạt động khuyến công với các chương trình mục tiêu khác và thu hút gắn kết các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế với hoạt động khuyến công.

Theo các doanh nghiệp, ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ cho hoạt động khuyến công, cần phối hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức của toàn xã hội đầu tư phát triển CNNT. Tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hợp đồng gia công, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp sẽ thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền về chính sách khuyến công thông qua các hình thức; tổ chức 10 đoàn học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công; phấn đấu duy trì hệ thống cộng tác viên khuyến công đến năm 2025 đạt 40 người.

TIỂU MY - TRUNG TÂM

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=491
Quay lên trên