Nhìn lại 7 năm chiến tranh Iraq

Thứ tư, ngày 02/07/2014
Theo dõi Báo Bình Dương trên

Chiến tranh Iraq đã chính thức chấm dứt hôm qua sau 7 năm kéo dài với nhiều tổn thất cả về tinh thần lẫn vật chất.

   Ngày 17-3-2003, Tổng thống Mỹ George W Bush tuyên bố cho Tổng thống Iraq Saddam Hussein và vợ con 48 giờ đồng hồ để rút lui khỏi Iraq hoặc sẽ phải đối mặt với chiến tranh. Hai ngày sau, cuộc tấn công đầu tiên từ trên không nổ ra. Trong ảnh, khói lửa bốc lên từ trụ sở Bộ Kế hoạch Iraq tại Baghdad sau khi trúng tên lửa trong cuộc tấn công đầu tiên của Mỹ. Ảnh: Corbis.  Dòng người di cư ồ ạt chạy khỏi Barsa ở miền nam Iraq. Thành phố bị quân đội Anh bao vây vào ngày 22-3-2003. Barsa hoảng hốt. Ảnh: AP.  Sau vài tuần chiến đấu, quân đội Mỹ đã tiến được vào trung tâm thủ đô Iraq. Ngày 9-4, lính Mỹ kéo đổ bức tượng Saddam Hussein ở quảng trường trung tâm. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Iraq cũng đang ẩn nấp. Ảnh: AP.

  Ngày 1-5-2003, Tổng thống Bush có bài phát biểu trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln, với tấm biển ở phía sau ghi dòng chữ: "Nhiệm vụ đã hoàn thành". Trong bài phát biểu này, Bush tuyên bố chiến dịch tại Iraq đã kết thúc. Ảnh: AP.  Suốt thời gian trước chiến tranh, phương tây từng lo ngại rằng quân đội Iraq sẽ sử dụng vũ khí sinh học hoặc hóa học. Nhưng tháng 10-2004, người đứng đầu nhóm điều tra vũ khí của Mỹ kết luận rằng Iraq không tàng trữ vũ khí sinh học, hóa học hay hạt nhân nào. Ảnh: AP.  Ngày 15-12-2005, người dân Iraq đi bầu cử chính phủ lần đầu tiên kể từ sau khi quân đội Mỹ chiếm đóng. Sau nhiều tháng đình trệ, phe phái Hồi giáo dòng Shiite đồng ý để ứng viên Nouri Al-Malliki thành lập chính phủ mới vào tháng 4-2006. Ảnh: dvmx.  Ngày 19-10-2005, Saddam Hussein ra tòa và bị cáo buộc tội ác chiến tranh trong vụ thảm sát 140 người ở thị trấn Dujail năm 1982. Ngày 5-11-2006, cựu tổng thống bị kết án tử hình bằng hình thức treo cổ. Vụ hành quyết diễn ra vào ngày 30-12-2006. Ảnh: AP.  Tháng 9-2007, quân đội Anh rút lui khỏi thành phố Barsa. Họ chấm dứt mọi chiến dịch tại miền nam Iraq và chuyển giao quyền kiểm soát cho quân đội Mỹ vào tháng 3-2009. Ảnh: Life.  Lực lượng chiến đấu cuối cùng của Mỹ đã rời Iraq vào cuối tháng 8-2010. Nhưng hàng nghìn binh lính phi chiến đấu vẫn ở lại. Ảnh: AP. 

Theo VNE