Những câu chuyện kể về Bác Hồ
Cập nhật: 15-06-2012 | 00:00:00
>> Kỳ trước29.
Trường học của BácCó lần, nhân câu chuyện kể với các
bạn trẻ trong khu Phủ Chủ tịch, Bác Hồ nói: “Các cô, các chú bây giờ đi học có
trường, có bàn ghế, có thầy cô, bạn bè, sách vở, giấy bút, có giờ giấc đàng
hoàng. Tối đến có đèn điện, thế mà học một năm không lên được một lớp là không
đúng. Ngày xưa, lúc Bác đang tuổi các cô, các chú thì tất cả bàn ghế, thầy,
bạn, sách vở, giấy bút chỉ có trong bàn tay này thôi”. Bác giơ bàn tay trái lên
nói tiếp: “Hồi ấy Bác làm bồi tàu, làm người quét tuyết ở Anh rồi đi làm phụ
bếp. Làm việc từ sáng đến tối, suốt ngày không được cầm đến tờ báo mà xem. Đến
đêm mới hết việc, mới được đọc sách, đọc báo. Ban ngày muốn học chỉ có một cách
là viết chữ lên mảnh da tay này. Cứ mỗi buổi sáng viết mấy chữ rồi đi cọ sàn
tàu, cọ thùng, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau, vừa làm vừa nhìn vào da
bàn tay mà học. Hết ngày, người thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi, cuối buổi
đi tắm mới xóa được chữ ấy đi. Coi như đã thuộc. Sáng mai lại ghi chữ mới”.Sách Hồ Chí Minh, đồng chí của chúng
ta gồm nhiều hồi ký của các bạn Pháp viết, Nhà xuất bản Xã hội Pari in năm 1970
có trích một đoạn Bác trả lời phóng viên A.Kan (báo Nhân Đạo của Đảng Cộng sản
Pháp) như sau: “Tôi không có hạnh phúc được theo học ở trường đại học. Nhưng
cuộc sống đã cho tôi cơ hội học lịch sử, khoa học xã hội và ngay cả khoa học
quân sự. Phải yêu cái gì? Phải ghét cái gì? Cũng như tôi, tất cả người Việt Nam
cần phải yêu độc lập, lao động, Tổ quốc”.“Tất nhiên không phải riêng tôi mà
toàn thế giới đều kính trọng những nhà báo chân chính. Tôi cũng có thời gian
học làm báo, cũng có thời gian tôi bỏ ngòi bút, cầm súng để chống lại kẻ thù,
chống lại chủ nghĩa thực dân. Khi tôi còn ở Pháp, khi còn biết ít tiếng Pháp
tôi đã là Tổng biên tập, biên tập và phát hành cả một tờ báo”.Bác thường nói với cán bộ: “Học thêm
được một thứ tiếng nước ngoài coi như có thêm một chìa khóa để mở thêm một kho
tàng tri thức. Việc học là việc suốt đời”. 30. Người lãnh đạo cần nắm vấn đề như thế nào?Tháng 8-1960, tôi (Song Tùng) về
nước và được giao nhiệm vụ Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ban Đối ngoại Trung ương Đảng,
đầu năm 1963 làm Phó Ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Mỗi lần đại biểu các Đảng
bạn sang trao đổi kinh nghiệm với Đảng ta thường được Bác mời vào gặp. Mỗi lần
như thế, tôi có nhiệm vụ vào gặp Bác trước khi khách đến độ 30 phút để báo cáo
tình hình Đảng nước đó, kết quả và cảm tưởng của vị đại biểu về những ngày gặp
các vị lãnh đạo Đảng ta. Mỗi năm, thường có hàng chục đoàn sang trao đổi kinh
nghiệm với Đảng ta. Do trách nhiệm được giao, suốt 8 năm (1961-1969) tôi được
vào báo cáo nhiều lần với Bác. Các đồng chí giúp việc Bác thường cho tôi vào
trước 30 phút, chờ có thể gặp trước giờ quy định hoặc đúng giờ quy định. Nếu
báo cáo xong, còn thì giờ Bác thường hỏi chuyện về công tác, về tình hình trong
nước và dư luận nhân dân về một sự kiện gì đó mới xảy ra. Mỗi lần như vậy tôi
học tập được rất nhiều. Trong câu chuyện nhỏ này, tôi chỉ viết một số vấn đề
cảm thấy bổ ích cho bạn đọc. Trước hết, Bác dạy “người lãnh đạo cần phải nắm
vấn đề như thế nào?”.Đầu năm 1963, lần đầu tôi vào báo
cáo, chuẩn bị để Bác gặp một vị đại biểu Đảng bạn đến chào. Bác nhìn tập tài
liệu dày 30 trang tôi cầm trong tay. Bác hỏi: Chú định gặp Bác bao nhiêu phút?
Thưa Bác, 15 phút. 15 phút, chú không đọc xong tập báo cáo thì Bác còn thì giờ
đâu để trao đổi? Chú gấp tài liệu lại, báo cáo trong một phút Bác nghe. Cũng
may, tôi tự tay viết báo cáo nên chỉ phát biểu không đến một phút. Bác gật đầu:
Chú nói ngắn như thế là được, nhiều chú giao cho cán bộ viết hộ rồi vào đọc như
“thầy đọc”.(Theo
di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh)