Niềm vui thoát nghèo

Cập nhật: 24-01-2014 | 00:00:00

Xuân năm nay, nhiều hộ gia đình nghèo trong tỉnh đã vươn lên làm ăn khấm khá, cuộc sống ấm no. Với sự cố gắng của bản thân cùng sự chung tay giúp đỡ của các cấp chính quyền, đoàn thể... xuân này họ đã thật sự thoát nghèo, cuộc sống ổn định, đón xuân trọn vẹn và ý nghĩa.

 

Chị Huỳnh Thị Trúc ngoài buôn bán nhỏ còn có vườn cao su hơn 1 ha, nhờ đó cuộc sống gia đình ổn định, thoát nghèo

Đến xã Minh Hòa, một địa phương vùng xa của huyện Dầu Tiếng, chúng tôi cảm nhận niềm vui của những hộ vừa vươn lên thoát nghèo. Mùa xuân năm nay, họ đãcó thể hưởng một cái tết trọn vẹn hơn. Vốn là hộnghèo của xã, gia đình chị Huỳnh Thị Trúc (38 tuổi, ngụ ởấp Hòa Thành), với công việc buôn bán hàng tạp hóa tại chợ lại tất bật hơn vào thời điểm cuối năm. Tiếp chuyện cùng chúng tôi, chịTrúc chia sẻ: “Năm nay công việc bán buôn thuận lợi, con cái cũng đã lớn phụ giúp thêm nên cuộc sống đỡ vất vảhơn. Nhớ lại 10 năm vềtrước khi chồng chị Trúc bỏ đi, chị một nách 2 con, cốgắng lắm chị mới đưa gia đình tạm ổn như ngày hôm nay”. Nhìn vẻ mặt rạng ngời của chị chúng tôi cũng hiểu được niềm vui sướng của chị khi kinh tế gia đình ổn định. Bé Huỳnh Hoàng Duy, người con trai út của chị khoe: “Cô ơi! Nhàcon năm nay mua nhiều đồ ăn tết lắm, nào làbánh, thịt, trái cây vàcócảchậu hoa cúc to nữa, con cũng đã được mẹsắm quần áo mới đểđi chơi tết với mấy bạn, con vui mừng lắm cô à!”. Sự vui mừng của những đứa trẻ đã nói lên được sự sung túc của gia đình, cốgắng phấn đấu làm việc trong ngần ấy thời gian đểcóđược kết quảnhư ngày hôm nay.

Chị Trúc sinh ra vàlớn lên tại Tây Ninh, lấy chồng vàvềBình Dương mưu sinh hơn 16 năm. Cuộc sống gia đình khókhăn, chồng chị bỏ 3 mẹcon chị ra đi. Chị vừa buôn bán, vừa chăm 2 con nhỏ. Lúc bấy giờ, với thu nhập từ việc làm thuê, buôn bán, chị không đủ trang trải sinh hoạt gia đình. Khókhăn làthế nhưng chị Trúc vẫn say mê làm việc vì gia đình nhỏ bé của mình. Được sự giúp đỡ của bạn bè, người thân vàchính quyền địa phương xã Minh Hòa, năm 2008 chị Trúc đã được giới thiệu mô hình trồng cao su phát triển kinh tế gia đình. Kểtừ đó, chị mạnh dạn vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo đểmua giống cao su trên diện tích 1 ha do cha mẹđểlại vàmởtiệm tạp hóa. Ngoài ra, chị còn được Ủy ban MTTQVN xã vận động xây tặng căn nhàtình thương. Cónơi “an cư lạc nghiệp”, chị càng cóthêm động lực đểlàm việc ổn định cuộc sống. Hòa trong niềm vui đón tết cổ truyền của dân tộc, chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống gia đình, chị Trúc cho biết: “Cuộc sống gia đình tốt hơn rất nhiều, hiện tại thu nhập từ việc cạo mủ cao su, buôn bán đủ lo cho cuộc sống gia đình. Cùng với đó, gia đình tôi còn nhận được sự hỗ trợ vềthẻ khám chữa bệnh miễn phí, miễn giảm học phí cho con. Cuộc sống ổn định, nên năm nay gia đình tôi đã thoát nghèo, đểdành phần đócho địa phương tạo điều kiện giúp đỡ những hộ còn khókhăn hơn”.

Cùng theo chân cán bộ làm công tác giảm nghèo - việc làm vào một buổi chiều nắng ấm cuối năm, chúng tôi ghé thăm gia đình chị HàThị Huỳnh Trang (37 tuổi, ngụ ấp PhúThứ, xã PhúAn, Bến Cát), làhộ nghèo nhiều năm liền ởxã PhúAn. Chị Trang cho biết: “Từ lúc cưới nhau, hai vợ chồng tôi đã phải tự lập. Gia đình hai bên đều nghèo nên không giúp được gì cho các con. Hai vợ chồng làm đủ việc đểcóđiều kiện chăm lo cho 2 đứa con ăn học. Cách đây 2 năm được sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã vềmô hình nuôi heo, cá vàđược giới thiệu hỗ trợ vốn sản xuất, tôi đã phát huy được nghềđã học vàđưa kinh tế gia đình ngày một ổn định hơn”. Trong năm 2013, gia đình chị được công nhận thoát nghèo. Với nỗ lực đểvượt qua khókhăn, giờ đây chị đang chuẩn bị đón một cái tết đầy đủ, ấm áp.

Cùng chung niềm vui đón năm mới như gia đình chị Trang, quyết tâm vượt lên cái nghèo đólàcâu chuyện vượt khó, thoát nghèo của gia đình ông Phạm Minh Cư (tổ 4, ấp Bình Cơ, xã Bình Mỹ, huyện Tân Uyên). Được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tân Uyên cho vay vốn đểnuôi bò. 5 năm sau, đàn bò trong chuồng của gia đình đã có13 con. Không chỉ hoàn lại vốn nhanh, ông còn cótiền mua thêm 1 ha cao su. Ông Cư tâm sự: "Trước đây, quanh năm gia đình tôi chỉ trông vào 5 sào đất trồng hoa màu màphải lo cái ăn cái mặc cho 3 đứa con đến trường, nên gia đình tôi túng thiếu tứ bề. Cuộc sống tưởng chừng không cólối thoát thì được Hội Nông dân vàHội Phụ nữ xã hướng dẫn, vợ chồng tôi vay 15 triệu đồng của NHCSXH. Chúng tôi dành 2 triệu đồng sửa sang chuồng trại vàmua 1 con bê vềnuôi. Sau 5 năm gia đình tôi bán 11 con để hoàn lại vốn ngân hàng. Còn lại 2 con chúng tôi tiếp tục nhân giống". Hiện nay, gia đình ông còn lại 4 con bò giống, trị giá 50 triệu đồng.

Mặc dù hoàn cảnh khókhăn nhưng xác định việc học làquan trọng đểcho các con cómột tương lai ổn định hơn, bàLý Thị Kim (ấp 3, xã Lạc An, huyện Tân Uyên) đã cốgắng cho con ăn học đàng hoàng. Năm 2005, bàđược NHCSXH huyện cho vay 15 triệu đồng, bàsử dụng nguồn vốn làm bánh… theo đơn đặt hàng của các tiệm bán bánh trong vàngoài địa bàn xã Lạc An. Từ nguồn vốn vay 15 triệu đồng, gia đình bàKim đã vươn lên thoát nghèo, được Hội Nông dân xã tuyên dương nông dân sản xuất giỏi. Không chỉ làm kinh tế, gia đình bàcòn có3 người con học cao, hiếu thảo. Nhận thấy sự vất vảcủa mẹ, 3 người con bàđều nỗ lực học tập với mong ước: Học thật giỏi đểphục vụ quê hương, cóviệc làm báo hiếu cha mẹ.

Cóthểthấy, đểthực hiện mục tiêu tăng hộ khá, giảm hộ nghèo, ngoài công tác hỗ trợ vốn kinh doanh sản xuất, các cấp, các ngành cóliên quan trong tỉnh còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các hộ nghèo tích cực tham gia các lớp đào tạo nghềngắn hạn; hướng dẫn cách làm kinh tế phù hợp với khảnăng trình độ vàđáp ứng nhu cầu thực tế xã hội cần… từ đó, góp phần hiệu quảvào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.

 

 TỐ TÂM

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên