Nỗi niềm của những người yêu hoa

Cập nhật: 10-04-2024 | 09:24:17

Hoa theo người đi vào ngõ ngách của từng ngôi nhà, vào các bữa tiệc đầm ấm, hoa mang cả tấm chân tình, lòng nhiệt thành của người tặng xen lẫn những xúc cảm buồn vui của người nhận. Gói gọn trong hoa còn là sự thổn thức, niềm tâm huyết của người bán hoa và cả người đặt mua hoa.

 Nhân viên tiệm hoa Chu Lai (TP.Thủ Dầu Một) xử lý hoa trước khi sáng tạo một kệ hoa hay một bó hoa theo đơn đặt hàng của khách

 Hoa dành tặng “người đẹp”

Yêu thích nét đẹp nhẹ nhàng của hoa, nên chị Vương Thị Phương Thảo (ngụ tại phường An Thạnh, TP.Thuận An) đã tầm sư học đạo cắm hoa từ năm 2006. Sau thời gian vừa học vừa làm tại tiệm hoa lớn ở TP.Thủ Dầu Một, chị bắt đầu mở tiệm hoa Phương Thảo trên đường Cách Mạng Tháng Tám gần chợ Phú Văn (phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một), rồi chuyển về đường Nguyễn Chí Thanh (phường An Thạnh, TP.Thuận An) để kinh doanh cho đến nay.

Với người phụ nữ U50 này, được làm nghề mình yêu thích và tự do sáng tạo trên từng giỏ hoa là niềm hạnh phúc. Khách đến tiệm chủ yếu là công nhân lao động tặng đồng nghiệp và người thân khi hữu sự; học sinh, sinh viên tặng thầy cô; chồng tặng vợ với nét mặt tươi hơn hoa... Vừa cắm hoa vừa nghe khách kể chuyện để dành tiền mua hoa tặng “người đẹp” của đời mình cũng giúp bản thân suy nghĩ tích cực hơn.

Có mặt tại Bình Dương hơn 2 năm, tiệm hoa Chu Lai (góc ngã tư chợ Cây Dừa) được biết đến là nơi cónhiều mẫu kệ hoa, lẵng hoa độc lạ, tinh tế, chuyên phục vụ khách hàng tầm trung trở lên. Chủ tiệm hoa là cặp vợ chồng trẻ thuộc thế hệ 9X, có tính sáng tạo cao và cái tâm sẵn sàng “cho đi yêu thương để hạnh phúc về”, luôn được họ gửi gắm trong những sản phẩm hoa xinh xắn. Trò chuyện với chúng tôi sau khi “đi đơn hàng” cho khách tặng khai trương vào sáng sớm, chị Vương Nguyễn Trúc Ly, chủ tiệm hoa Chu Lai, cho biết từ khi mở tiệm hoa, bản thân có thể nhìn thấy rõ hơn điều kỳ diệu của một bông hoa, cuộc đời cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn. Niềm vui đầu tiên là khi bó hoa mình gói được xuất ngoại, hoa theo một người nước ngoài mang về Hàn Quốc để tặng “người đẹp” của mình sau chuyến công tác ở Bình Dương. Niềm vui đến từ những lời khen của khách hàng và sự trở lại thường xuyên của khách hàng thân thiết.

Trong mắt anh Trần Thanh Quang (chồng chị Ly) “người đẹp” của mỗi khách mua hoa cũng rất đặc biệt. Vị khách lớn tuổi nhất anh từng gặp là cụ bà ngoài 70 tuổi thường hay đẩy xe nhặt ve chai quanh khu vực gần chợ Cây Dừa. Thấy bà cứ tới lui mà không bước vào tiệm nên anh Quang mở cửa mời vào để hỏi chuyện. Biết bà muốn tặng hoa cho chị gái, sau khi tư vấn cho bà chọn hoa để cắm, anh Quang đã tặng luôn cho bà cụ. Bà cụ nhất quyết muốn trả tiền nhưng không sao thắng nổi sự nhiệt tâm của chủ tiệm bởi câu nói: “Hôm nay hoa đẹp này tặng bà để b àtặng “người đẹp” của mình ạ!”. Bà cụ bật cười làm vỡ tan không khí ngại ngùng và hôm sau mang đến tặng 2 vợ chồng một bịch kẹo dừa.

“Đáp ứng yêu cầu của khách cũng giống như mình hoàn thành một bài kiểm tra. Có khi khách đặt một kệ hoa và có những yêu cầu khắt khe nhưng cần giao gấp trong thời gian ngắn. Đây cũng là dịp để chúng tôi “vượt lên chính mình” bởi vừa sáng tạo kiểu dáng vừa bảo đảm thời gian là một áp lực không hề dễ dàng. Tuy nhiên, khi hoàn thành và nhận được lời khen, sự cảm ơn chân thành của khách vì sản phẩm của mình giúp ích cho công vi ệc của họ thì bản thân rất hào hứng ”.

(Anh Trần Thanh Quang, tiệm hoa Chu Lai, chia sẻ)

Để cuộc sống nở hoa

Với nhiều năm làm công tác chăm lo phúc lợi cho người lao động ở TP. Hồ Ch íMinh và Bình Dương, chị Châu Thị Hồng Trang (quê ở Vĩnh Long) đã chọn Bình Dương để khởi nghiệp kinh doanh hoa tươi. Trò chuyện với chị Trang, chúng tôi cảm nhận chị rất tâm huyết với nghề “làm đẹp” cho đời này và cái tên cửa tiệm Kỳ Duyên (Kydu Flower) tại phường Thới Hòa, TX.Bến Cát cũng nói lên điều này.

Chị Trang tâm sự, Bình Dương có rất nhiều điều kiện giúp bản thân dễ phát triển khởi nghiệp và nghề trang trí hoa tươi cũng có nhiều chuyện vui buồn cười ra nước mắt. Vìbó hoa là sản phẩm thủ công nên không sản xuất hàng loạt giống như khuôn được, nhưng khách yêu cầu phải y hệt 100%. Có lần khách nhìn ảnh hoa sen đá cảm thấy đẹp rồi đặt làm, nhưng khi giao đến khách lại kêu không phù hợp với hội nghị và trả sản phẩm.

Ngay trong thời điểm kinh tế có nhiều biến động, nhiều người lao động mất việc, thu nhập bấp bênh, không có bằng cấp chứng chỉ, nghề cũng không, chị Trang đã nảy sinh ý nghĩ, nếu các anh chị có nghề thì chắc cuộc sống cũng không quá khó khăn. Vì vậy, chị muốn thành lập trung tâm dạy nghề (cắm hoa và nhiều nghề khác) miễn phí cho các hoàn cảnh đặc biệt. Hiện tiệm hoa Kỳ Duyên của chị đang có các lớp đào tạo cắm hoa cho người có nhu cầu.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi về sự cạnh tranh của nghề này, chị Phương Thảo cho biết kinh doanh thì hẳn phải có sự cạnh tranh, nhưng với chị cách mình chăm chút cho bó hoa và chăm sóc hoa đúng nhu cầu của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định sự quay lại và bền lòng với tiệm của khách hàng. Cho nên nhiều học viên sau khi ra mở tiệm vẫn giữ mối quan hệ rất tốt trong tâm thế hỗ trợ, chia sẻ với nhau chứ không cạnh tranh khốc liệt.

“Đáp ứng yêu cầu của khách cũng giống như mình hoàn thành một bài kiểm tra. Có khi khách đặt một kệ hoa và có những yêu cầu khắt khe nhưng cần giao gấp trong thời gian ngắn. Đây cũng là dịp để chúng tôi “vượt lên chính mình” bởi vừa sáng tạo kiểu dáng vừa bảo đảm thời gian là một áp lực không hề dễ dàng. Tuy nhiên, khi hoàn thành và nhận được lời khen, sự cảm ơn chân thành của khách vì sản phẩm của mình giúp ích cho công việc của họ thì bản thân rất hào hứng ”, anh Trần Thanh Quang (tiệm hoa Chu Lai) chia sẻ.

 MINH HIẾU

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=771
Quay lên trên