Nông dân sau giờ tan sở...
Cập nhật: 08-07-2011 | 00:00:00
Gần
đây, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Chi đoàn trường Trung cấp nghề Việt Hàn (Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội) cảm thấy hồ hởi với kết quả mô hình làm kinh
tế của đoàn viên Nguyễn Tấn Thi, Ủy viên Ban Chấp hành (UVBCH) Đoàn cơ sở,
UVBCH chi đoàn. Ngoài thực hiện tốt công tác ở cơ quan, anh còn tận dụng thời
gian rảnh để làm kinh tế gia đình. Gần đây nhất là anh đã tự mài mò với mô hình
nuôi ếch, bước đầu thu được kết quả khả quan.Nuôi
ếch 1 vốn 4 lờiTrại
nuôi ếch nho nhỏ của Thi nằm khiêm tốn trên một vuông đất nhỏ của gia đình tại
số nhà 82, đường An Mỹ, phường Phú Mỹ, TX.TDM. Anh cho biết, đất đó ba mẹ cho
nhưng chưa cất nhà nên tận dụng làm kinh tế. Những chú ếch khỏe mạnh cứ ngoi
đầu lên mặt nước tưởng chừng như biết có người khách lạ đến thăm. Thi
cho biết, lúc đầu anh tự mài mò tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ếch thông qua sách
vở, sau đó đến các trại bán giống ếch để học hỏi cách làm của họ mà áp dụng.
Lứa đầu tiên, anh thử nghiệm nuôi với 2.000 con giống, kết quả thật như ý. Đến
lứa thứ hai, anh thả tăng gấp đôi với 4.000 con giống. Tháo đôi giày vừa mang
từ công sở về nhà, xắn vội ống quần, anh lội vào ẵm vài con ếch lên tay để
những người tham quan nhìn tận mắt kết quả lao động của mình. Phút chốc nét thư
sinh của một người giáo viên trẻ đã nhường chỗ cho hình ảnh một anh nông dân
quen nghề. Anh cho biết, ao ếch có thể xây bằng xi măng hoặc có thể làm bằng
tấm bạt. Tấm bạt thì chi phí rẻ nhưng mỗi năm phải thay một lần. “Tổng cộng 4
ao ếch mình làm bằng giấy bạc chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng. Con giống giá 1.000
đồng/con, sau 2 tháng rưỡi thì có thể thu hoạch. Ước tính lần thả giống này,
mình thu hoạch được gần 20 triệu đồng, trong đó trừ chi phí chỉ khoảng 6 triệu
đồng. Như vậy có phải là 1 vốn 4 lời rồi không” - anh nói về công việc mà không
kém phần dí dỏm. Tốt
nghiệp Đại học Sư phạm khoa cơ khí, ra trường, anh về đầu quân cho trường Trung
cấp nghề Việt Hàn. Nhưng có lẽ, do đã gắn bó với công việc đồng áng từ nhỏ nên
trong lòng anh luôn mong muốn suy nghĩ tìm tòi để làm thêm kinh tế gia đình từ
nông nghiệp. Do thế, anh không ngại cực khổ tìm tòi rồi tự mình ra công thực
hiện làm ao chuồng, tìm mua giống từ Tân Uyên về nuôi thả. Không chỉ thả ếch,
mới đây anh còn đào thêm con mương nhỏ trong ao nuôi ếch để lồng ghép nuôi cá
trê. “Cá trê mau lớn lắm, mới có 2 tuần mà con nào con nấy đã tung tăng rồi. Nuôi
ếch như vầy không khó, chủ yếu là nguồn nước. Độ pH phải xử lý ở mức khoảng 7 -
8 là được. “Mình
ham làm kinh tế” Nuôi
ếch không phải là mô hình làm ăn đầu tiên mà Thi nghĩ ra. Cách đây 2 năm, anh
đã mở phòng kinh doanh internet để đáp ứng nhu cầu truy cập mạng của thanh niên
trong vùng. Đến nay, phòng internet của anh đã có 30 máy, đang kinh doanh ổn
định. Sắp tới, anh dự định sẽ tăng dần số lượng đàn ếch lên qua các đợt. Anh
cho biết, nhu cầu thị trường không thiếu, chỉ cần có ếch là tiêu thụ được hết.
Giá bán hiện tại là 40.000 đồng/kg, nhưng vào mùa nắng thì giá sẽ cao hơn dao
động khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg. Giá cao thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Ngoài
việc nuôi ếch thịt, anh còn có ý định nuôi ếch để đẻ giống. “Ếch giống sau khi
nuôi một năm sẽ bắt đầu sinh sản. Mỗi cặp ếch giống đẻ được 5.000 trứng, sau
khi thành con cũng còn lại được 3.000 - 4.000 con. Giá mỗi con là 1.000 đồng,
như vậy mang lại nguồn thu không nhỏ” - anh tính toán. Chưa dừng lại ở đó, anh
đang tiến hành dự án lớn hơn là đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi bò sữa, trên
diện tích đất gần 4.000m2 của gia đình ở Tân Uyên. Kế hoạch của anh là thả 15
con lứa đầu tiên nuôi thử nghiệm, tiếp sau đó sẽ nhân rộng hơn, theo mô hình
VAC, vừa nuôi bò, trồng cỏ kết hợp nuôi cá. Vốn đầu tư dự kiến hơn 400 triệu
đồng. Từ
mô hình nhỏ ban đầu với nguồn vốn xoay vòng của các bạn ĐVTN chi đoàn trợ giúp,
anh đã không ngừng nghĩ ngợi và tìm tòi cách làm kinh tế phù hợp với khả năng
của mình. Thành công nhỏ, chắp cánh cho anh vươn tới những ước mơ lớn hơn. Với
mô hình nuôi bò sữa, dự định nguồn thu hàng năm của anh sẽ tăng lên đáng kể.
Người giáo viên trẻ, bây giờ đã kiêm luôn hình ảnh của một ông chủ trang trại
trẻ. Với ý chí và không ngại lao động cực nhọc, chúng tôi tin rằng, anh sẽ dần
tích cóp kinh nghiệm và tạo dựng thành công từ những mô hình làm ăn hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu thị trường. Để lấy ngắn nuôi dài, buổi tối, anh còn nhận dạy
thêm cho các bạn học sinh, sinh viên. Những
đồng nghiệp cơ quan nhận xét, anh là một bạn trẻ ham học, ham làm và có nhiều
nỗ lực. Bí thư Chi đoàn, anh Trần Thành Luyện cho biết: “Từ nguồn vốn xoay vòng
của các bạn ĐVTN, Thi đã áp dụng hiệu quả trong các mô hình kinh tế. Nuôi ếch
không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, nên có thể nhân rộng cho các bạn ĐVTN học tập
và làm theo. Các bạn ĐVTN thấy hay và cũng có ý định triển khai nuôi thử”. NGỌC
TRINH