Nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi đột phá của nông nghiệp Bình Dương - Kỳ cuối

Cập nhật: 20-10-2017 | 08:22:27

Kỳ cuối: Định hướng cho nền nông nghiệp hiện đại

Bình Dương xác định việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển NNĐT, NNCNC là xu hướng chủ đạo đối với ngành nông nghiệp trong xu thế hội nhập hiện nay.

 Các chuyên gia khẳng định, phát triển NNCNC là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Trong ảnh: Một trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao tại xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên. Ảnh: QUỲNH NHIÊN

 Hỗ trợ nguồn vốn phát triển NNCNC

Những năm qua, UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ và thu hút đầu tư vào sản xuất NNCNC. Cụ thể, ngày 17-2-2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 04 quy định chính sách phát triển NNCNC tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Quyết số 04/2016/ QĐ-UBND). Đối tượng thụ hưởng chính sách gồm các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân, các viện, trường, trại nghiên cứu khoa học… Thực hiện chính sách này, các đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi bằng 70% lãi suất vay tối thiểu. Theo đó, quy mô đầu tư của phương án dưới 1 tỷ đồng được vay tối đa bằng 90% giá trị đầu tư dựán; quy mô đầu tư của phương án trên 1 tỷ đồng được vay tối đa bằng 80% giá trị đầu tư d ựán.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bình Dương phấn đấu tăng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản bình quân 2,5%/ năm; giá trị sản lượng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi bình quân trên 1 ha đất sản xuất NNCNC đến năm 2020 đạt bình quân đạt 150 - 200 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh nhà sẽ chú trọng xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt nhân rộng phát triển các khu NNCNC nhằm tạo bước đi bền vững cho ngành nông nghiệp Bình Dương trong giai đoạn mới.

Trong năm 2017, Hội đồng thẩm định các phương án vay vốn theo Quyết số 04/2016/ QĐ-UBND, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đãtiếp nhận, tổ chức xét duyệt và chuyển Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thẩm định 28 phương án đủ điều kiện với tổng số tiền đề nghị vay 189 tỷ đồng. Tính đến nay, các đơn vị này đãxét duyệt và chuyển Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh 58 phương án với tổng số tiền đề nghị vay là 32 6 tỷ đồng.

Ông Mai Bá Thọ, chủ trang trại trồng bưởi da xanh ở xãTrừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng cho biết, được sựgiới thiệu của Hội Nông dân tỉnh, ông đãtiếp cận nguồn vốn từ Quyết số 04/2016/ QĐ-UBND. Sau khi Sở NN-PTNT khảo sát phương án vay vốn, trang trại của ông đãđược Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh chấp thuận phương án vay vốn và đãgiải ngân 6 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư phát triển trang trại. Với 34 ha trồng bưởi da xanh, ông luôn mong muốn tạo nên một thương hiệu bưởi đặc sản riêng tại huyện Bàu Bàng.

Tuy vậy, việc tiếp cận một số nguồn vốn phát triển NNCNC của nông dân trong tỉnh đang gặp phải những khókhăn trong việc cung cấp hóa đơn, hợp đồng mua bán vật tư, tài sản bảo đảm vốn vay…. Theo ông Nguyễn Văn Cường, ở xãAn Bình, huyện Phú Giáo, hiện nay để đầu tư cho NNCNC, nông dân cần vốn khá lớn, nhưng việc thẩm định tài sản để thế chấp vay vốn còn thấp do giá trị đất nông nghiệp không cao. Trong khi người nông dân chỉ cóđất sản xuất; đối với những hộ códiện tích đất nhiều thì không lo, còn với những hộ códiện tích đất ít thì rất kh ókhăn.

Bên cạnh đó, một trong những quy định của chính sách hỗ trợ là người dân phải cócác hóa đơn, chứng từ… khi đầu tư cơ bản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đầu tư giống, vật tư… làm cơ sở để giải ngân nguồn vốn cho vay. Trên thực tế, vấn đề khókhăn cho người dân là không phải khâu nào trong công tác chuẩn bị sản xuất đều cóhóa đơn, chứng từ, nhất là các khâu thuê mướn cải tạo đất…

Đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững

Chia sẻ về những khókhăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển NNĐT, NNCNC, ông Phan Văn Chiến, PhóGiám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh cho biết, đối với vấn đề hóa đơn, chứng từ khi tiến hành các khâu chuẩn bị sản xuất, mua giống.., các hộ chỉ cần bảng kê chi phí hoặc hợp đồng mua bán giữa hai bên và đến địa phương xác nhận để hoàn tất các thủ tục cần thiết. Đối với vấn đề định giá, thẩm định giá trị đất khi cho vay, người vay đều phải tuân thủ theo quy định của UBND tỉnh tại từng thời điểm. Tuy vậy, để tăng định mức cho vay, các hộ cóthể kê khai thêm các tài sản cógiá trị khác gắn liền với đất. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai sản xuất, quỹ cũng chi tạm ứng ban đầu khi các hộ cung cấp đầy đủ các chứng từ, hóa đơn liên quan.

Theo Kế hoạch hành động số 388 của UBND tỉnh (năm 2014) về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngoài việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp cũng rất được tỉnh quan tâm. Giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh yêu cầu cần cókế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn theo định hướng tái cơ cấu ngành; triển khai rà soát, đánh giá nguồn lực cán bộ khoa học - kỹ thuật. Đến năm 2020, các chuyên ngành lớn đều cóđội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật chuyên sâu, đủ mạnh, cókhả năng xây dựng, triển khai các chương trình, dựán, đề tài khoa học - công nghệ của ngành nông nghiệp địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư kinh tế tư nhân gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng lựa chọn trọng tâm, trọng điểm của từng ngành, lĩnh vực. Cùng với đó, thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, trình tựthủ tục về đầu tư, về các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, để thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục rà soát, xây dựng, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm trên từng địa bàn để phát huy lợi thế của địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển NNĐT, NNCNC gắn với công nghiệp chế biến, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản nhằm tăng cường năng suất, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục thực hiện toàn diện và sâu sắc hơn về chủ trương tái cơ cấu ngành theo kế hoạch hành động của tỉnh về thực hiện quyết định của Chính phủ về phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) để chuyển giao khoa học - công nghệ mới trong sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và giúp nông dân được tiếp cận với các mô hình mới trong sản xuất, giống mới, kỹ thuật canh tác.

Hiệu quả kinh tế từ các mô hình sản xuất NNCNC mang lại là rất lớn. Do vậy, việc phát huy tiềm năng và thế mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, đồng thời chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng trọt mới sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân là hướng đi đúng để ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững. Song song đó, ngành nông nghiệp cũng đang đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách đồng bộ nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp cónăng suất, chất lượng đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài trên thị trường trong và ngoài nước.

QUỲNH NHIÊN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=411
Quay lên trên