Dùng ngòi bút sắc bén để đấu tranh cho hàng triệu phụ nữ Afghanistan, nhà báo Zahra Joya đã được Tạp chí Time vinh danh là một trong những phụ nữ của năm 2022.
Joya sống tại London sau khi trốn khỏi Taliban vào tháng 8/2021.
Người sáng lập hãng truyền thông đấu tranh cho quyền phụ nữ
Khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan và cấm nữ sinh đến trường, Zahra Joya chỉ mới 5 tuổi. Không chịu khuất phục, bé gái Joya đã cải trang thành nam giới và bỏ ra 2 giờ mỗi ngày để đi bộ đến trường. Sau khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan năm 2001, Joya đã bỏ lớp cải trang, thi vào đại học luật, rồi trở thành nhà báo.
Năm 2020, Joya đã thành lập hãng truyền thông Rukhshana Media nhằm mục đích đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ Afghanistan. Cô kỳ vọng Rukhshana Media sẽ trở thành nguồn tin quốc gia, nơi phụ nữ Afghanistan ở bất kỳ khu vực nào cũng có thể thấy cuộc sống của chính mình, qua các câu chuyện được hãng truyền thông xuất bản hằng ngày.
Song Afghanistan từ lâu đã là nơi vô cùng nguy hiểm đối với nữ nhà báo. Theo Tổ chức Phóng viên Không biên giới, 80% nhà báo nữ đã mất việc kể từ khi Chính phủ Afghanistan sụp đổ vào tháng 8/2021.
Nằm trong danh sách những người tị nạn, Joya đã đến Anh. Tại đất nước xa xôi này, Joya đã điều hành Rukhshana Media từ xa. Mỗi khi thức dậy trong căn hộ nhỏ ở London, Afghanistan là điều đầu tiên mà Joya nghĩ đến. Cô thường dùng máy tính xách tay để viết về những gì đang xảy ra với những phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại ở quê hương. Suốt nhiều năm qua, Rukhshana Media đã xuất bản hàng trăm bài viết về cuộc sống của phụ nữ ở Afghanistan.
Cùng với Joya, nhóm phóng viên nhỏ của Rukhshana Media đều phải làm việc bí mật. Họ không ngừng đấu tranh cho quyền của phụ nữ, kể lại câu chuyện về sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe, nữ sinh bị cấm đến trường, nữ nghệ sĩ, thẩm phán, cảnh sát và nhà hoạt động bị tấn công, cùng tình trạng thiếu lương thực ngày càng tăng ở Afghanistan.
“Thật đau đớn khi tôi không thể tìm được nơi an toàn cho gia đình mình trong thế giới rộng lớn này. Cảm giác này thật tàn khốc và vô vọng. Tôi sợ rằng mình sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa. Tôi biết rằng hoạt động báo chí của tôi đã một phần ảnh hưởng đến gia đình mình”, Joya chia sẻ.
Khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan và cấm nữ sinh đến trường, Zahra Joya chỉ mới 5 tuổi. Không chịu khuất phục, bé gái Joya đã cải trang thành nam giới và bỏ ra 2 giờ mỗi ngày để đi bộ đến trường. Sau khi Mỹ đưa quân vào Afghanistan năm 2001, Joya đã bỏ lớp cải trang, thi vào đại học luật, rồi trở thành nhà báo.
Trước khi rời quê hương, Joya là một trong những thế hệ nữ nhà báo trẻ chấp nhận rủi ro lớn để tạo dựng chỗ đứng trong ngành truyền thông của Afghanistan.
Joya cũng lo lắng về sự an toàn của nhóm phóng viên Rukhshana đang hoạt động ở Afghanistan. Cô nói: “Có những ngày, tôi phải kiểm tra điện thoại của mình nhiều lần vì sợ có điều gì tồi tệ xảy ra. Mọi nhà báo độc lập hoạt động bí mật ở Afghanistan đều đang tự đặt mình vào rủi ro lớn, nhưng tất cả họ đều có niềm tin mãnh liệt rằng nếu không có báo chí, thì thực sự không có hy vọng về mọi thứ có thể thay đổi”.
Năm 2020, Joya đã thành lập hãng truyền thông Rukhshana Media nhằm mục đích đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ Afghanistan. Cô kỳ vọng Rukhshana Media sẽ trở thành nguồn tin quốc gia, nơi phụ nữ Afghanistan ở bất kỳ khu vực nào cũng có thể thấy cuộc sống của chính mình, qua các câu chuyện được hãng truyền thông xuất bản hằng ngày.
Cùng với Joya, nhóm phóng viên nhỏ của Rukhshana Media đều phải làm việc bí mật. Họ không ngừng đấu tranh cho quyền của phụ nữ, kể lại câu chuyện về sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe, nữ sinh bị cấm đến trường, nữ nghệ sĩ, thẩm phán, cảnh sát và nhà hoạt động bị tấn công, cùng tình trạng thiếu lương thực ngày càng tăng ở Afghanistan.
“Tình hình càng tuyệt vọng hơn mỗi tuần. Không có cách nào để đòi công lý. Taliban đang từ chối trao cơ hội học tập, làm việc và đi lại của hàng triệu phụ nữ. Phong trào này đang cố gắng tiêu diệt chúng tôi hoàn toàn”, Joya nói.
‘Nghề vạch trần sự bất công’
Nhà báo Joya được tạp chí Time vinh danh là một trong những phụ nữ của năm 2022.
Trước khi rời quê hương, Joya là một trong những thế hệ nữ nhà báo trẻ chấp nhận rủi ro lớn để tạo dựng chỗ đứng trong ngành truyền thông của Afghanistan.
“Chúng tôi có mơ ước sẽ giúp xây dựng một Afghanistan tự do, nơi mọi người đều có thể trở thành một hình mẫu mà họ muốn hướng tới. Chúng tôi biết rằng khi quân đội Mỹ rút quân, đó sẽ là lúc có nhiều thay đổi lớn. Nhưng tôi vẫn có niềm tin vào tương lai, tôi chưa từng tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với tất cả chúng tôi”, Joya nói.
Giờ đây, khi chứng kiến ngành truyền thông từng phát triển mạnh mẽ ở Afghanistan đang trong giai đoạn suy tàn, Joya và các nhà báo đồng hương khác đang sống khắp mọi nơi trên thế giới, vẫn tiếp tục đưa tin về những gì đang xảy ra ở quê hương.
Cô có niềm tin mãnh liệt rằng nghề báo là nghề vạch trần sự bất công. Nhưng cô luôn cảm thấy tổn thương, tội lỗi khi hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái vẫn phải chịu đựng bất công ở quê hương mình.
Joya chia sẻ rằng việc trở thành một nữ nhà báo ở Afghanistan chưa bao giờ là điều dễ dàng. Giờ đây, công việc đưa tin của các nhà báo gần như bị “xóa sổ”. Taliban buộc các nhà báo nữ phải đội khăn trùm đầu, cấm họ xuất hiện trên truyền hình hoặc nơi công cộng, nhưng điều này càng khiến cô quyết tâm đấu tranh.
“Taliban có thể dùng súng và những luật lệ hà khắc để vùi dập tinh thần phụ nữ Afghanistan, nhưng họ không thể khiến chúng tôiim lặng. Chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng đấu tranh”, cô nói.
Những lời đe doạ
Joya cùng gia đình vào năm 2021.
Nhà báo Joya cho biết quyết định tiếp tục điều hành Rukhshana từ xa của cô đã khiến gia đình cô bị Taliban đe dọa.
Năm 2022, bố của Joya, một cựu công tố viên, đã bị phong trào Taliban bắt giữ để thẩm vấn về tung tích của cô. Ít lâu sau, bố mẹ cô đã rời quê hương, vượt biên sang Pakistan và sống tại đất nước này. Song Joya cho biết họ đang bị mắc kẹt và vẫn bị những người liên quan đến Taliban đe dọa.
Chính quyền Pakistan đã cấp cho bố mẹ cô thị thực tị nạn có thời hạn 6 tháng, nhưng viễn cảnh giấy tờ không được gia hạn và họ bị trục xuất về Afghanistan vẫn có thể xảy ra. Pakistan đã trục xuất hàng chục nghìn người tị nạn Afghanistan về nước.
“Thật đau đớn khi tôi không thể tìm được nơi an toàn cho gia đình mình trong thế giới rộng lớn này. Cảm giác này thật tàn khốc và vô vọng. Tôi sợ rằng mình sẽ không bao giờ gặp lại họ nữa. Tôi biết rằng hoạt động báo chí của tôi đã một phần ảnh hưởng đến gia đình mình”, Joya chia sẻ.
Joya cũng lo lắng về sự an toàn của nhóm phóng viên Rukhshana đang hoạt động ở Afghanistan. Cô nói: “Có những ngày, tôi phải kiểm tra điện thoại của mình nhiều lần vì sợ có điều gì tồi tệ xảy ra. Mọi nhà báo độc lập hoạt động bí mật ở Afghanistan đều đang tự đặt mình vào rủi ro lớn, nhưng tất cả họ đều có niềm tin mãnh liệt rằng nếu không có báo chí, thì thực sự không có hy vọng về mọi thứ có thể thay đổi”.
Tương lai bất định
Tương lai của các hãng truyền thông ở Afghanistan ngày càng trở nên bất định.
Rukhshana, giống như nhiều tổ chức truyền thông Afghanistan hoạt động ở nước ngoài, đã phải vật lộn để đảm bảo nguồn tài trợ dài hạn để tiếp tục hoạt động.
Năm 2021, nhiều cá nhân, tổ chức trên khắp thế giới đã quyên góp hàng trăm nghìn USD để hỗ trợ hãng truyền thông của Joya. Hiện tại, dù đã trở thành một tổ chức từ thiện, nhưng Joya nói rằng nếu không có nguồn tài trợ dài hạn, cô không biết làm cách nào để tiếp tục trả tiền cho các phóng viên và nhóm biên tập viên của Rukhshana cũng như duy trì hoạt động của trang web.
“Tôi cố gắng không nghĩ về tương lai, chỉ tiếp tục đưa tin và đưa tin lâu nhất có thể. Tôi không thể để những phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan phải một mình chịu đựng với những câu chuyện chưa từng kể ra. Họ xứng đáng được lắng nghe”, Joya nói.
Theo Báo Tin tức