Trên những dãi núi cao và hẻo lánh ở miền trung Việt Nam, một nhóm các nhà khoa học ở Úc đã phát hiện một oại ếch mới có màu hồng và vàng và có nhiều gai nhọn bên ngoài lớp da.
Bà Jodi Rowley, nhà sinh vật học thuộc Viện bảo tàng Sinh vật học ở thành phố Sydney (Úc) và một chuyên gia nghiên cứu động vật lưỡng cư ở khu vực Đông Nam Á, và nhóm cộng sự mới đây đã phát hiện một loại ếch mới với những đặc điểm khác thường như lớp da có màu hồng vàng và đặc biệt có nhiều gai nhọn.
Đây là một loại ếch sống trên cây, có tên khoa học là “Gracixalus lumarius”. Loại ếch này chỉ được phát hiện tạ vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) ở độ cao 1.8000 mét so với mực nước biển.
Chủng loại ếch mới có da màu hồng vàng và có gai đã được bà Jodi Rowley cùng nhóm cộng sự phát hiện tại khu vực miền trung Việt Nam
Bà Jodi Rowley cho biết: “Chúng dường như chỉ sống ở trên đỉnh của các ngọn núi tại khu vực miền trung Việt Nam. Đây là khu vực được biết đến như ngôi nhà của động vật lưỡng cư”.
Jodi Rowley và các cộng sự đã từng bước khám phá các ngọn núi ở Việt Nam. Năm 2013, nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện thấy một chủng loại ếch có khả năng bay với đôi cánh mỏng ở hai chi trước tại một khu vực cách Thành phố Hồ Chí Minh không xa.
Loại ếch có khả năng bay được phát hiện trước đó
Đối với loại ếch “Gracixalus lumarius” mới phát hiện, những đặc trưng dễ phân biệt nhất của chúng là lớp da đầy gai phủ kín từ đầu đến hết lưng. Những lớp gai nhọn được cấu thành từ chất sừng kê-ta-rin (chất cứng có trong móng tay của người, động vật và sừng tê giác).
Bà Jodi Rowley chuyên nghiên cứu về loài động vật lượng cư ở khu vực Đông Nam Á, trong đó tập trung chủ yếu ở Việt Nam
Mặc dù chưa có nhiều thông tin cụ thể về lịch sử phát triển, đặc trưng sinh thái học tự nhiên của loài ếch này nhưng theo bà Rowley cho rằng chính những gai nhọn trên lưng con đực là yếu tố giúp con cái nhận biết được đối tác vào mùa sinh sản.
Theo Dân Trí