Phát triển logistics thông minh

Cập nhật: 23-10-2020 | 09:40:28

Kỳ 1: Quy hoạch các trung tâm logicstisc gắn với sản xuất

Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 9,31%/năm, thị trường xuất khẩu liên tiếp được mở rộng là điều kiện và cơ hội để Bình Dương phát triển ngành dịch vụ logistics. Ở chiều ngược lại, việc chú trọng phát triển lĩnh vực này sẽ thúc đẩy gia tăng giá trị hàng hóa, đưa Bình Dương có những bước phát triển kinh tế tiếp theo trong giai đoạn mới.

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Thạnh Phước (TX.Tân Uyên)

Đòi hỏi tất yếu

Là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương có các lợi thế về vị trí địa lý như liền kề với TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai, cùng với đó là Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, đồng thời là cửa ngõ của các tỉnh khu vực Tây nguyên. Dù không có cảng hàng không, cảng biển, song để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, Bình Dương nỗ lực nâng tầm dịch vụ logistics để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của doanh nghiệp.

Thời gian qua, Bình Dương đã triển khai thực hiện chương trình đột phá, tiếp tục phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị tỉnh, giai đoạn 2016-2020 đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.721 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 84,4% và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 789,91 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 67,4%. Các khu công nghiệp không ngừng hoàn thiện, nâng cấp, mở rộng kết nối, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu mới nhất, trên địa bàn tỉnh có 45.493 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, có 3.865 dựán cóvốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kýtrên 35 tỷUSD. Trên địa bàn, khối lượng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lớn với mức tăng hàng năm khoảng 10%. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 28 tỷUSD, tăng 15,6% so với năm trước, xuất siêu ước đạt gần 7 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 đạt trên 48 tỷ USD, chiếm gần 10% so cả nước.

Những con số tăng trưởng là minh chứng cho thành quả từ những nỗ lực lớn của tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp. Song để chất lượng tăng trưởng kinh tế thật sự bền vững đòi hỏi đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp và đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Đặc biệt là các dịch vụ kho cảng và vận tải chuyên dùng (logistics)...

Theo ông Nguyễn Hoàng Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Bình Dương, với khối lượng sản xuất lớn và đa dạng các chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn hàng dồi dào cho các hoạt động dịch vụ logistics. Ông Vũ nêu ra thực trạng hiện nay vận chuyển hàng hóa của tỉnh bằng đường bộ chiếm tỷ lệ rất lớn với 3 trục chính quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn và ĐT743. Lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy chiếm tỷlệrất nhỏ, đường sắt chiếm tỷlệkhông đáng kể. Tỉnh lại chưa có trung tâm logistics lớn, hiện đại vàchuyên nghiệp. Để tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương cần có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dịch vụ logistics.

Theo định hướng, trong thời gian tới Bình Dương tập trung phát triển hạ tầng logistics, đặc biệt là xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, nạo vét khai thác hệ thống đường sông, tiến tới xây dựng tuyến đường sắt đến cảng Cái Mép - Thị Vải. Cùng với đó, Bình Dương tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư vào các cảng cạn, cảng sông nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Với việc quy hoạch Trung tâm logistics Becamex, rất thuận lợi về đường bộ và đường thủy, sẽ góp phần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

Đưa cảng đến doanh nghiệp

Ông Nguyễn Hoàng Vũ cho biết để giải quyết nhu cầu lưu thông hàng hóa, trước mắt cần tập trung phát triển logistics gắn với các khu sản xuất hàng hóa. Theo đó khu vực phía tây là xây dựng cảng An Tây kết nối đường Vành đai 4. Phía đông sẽ là cảng Thái Hòa kết nối với các tuyến đường đến cảng này. Tiếp theo là hình thành các trung tâm kho vận, logistics ở Bàu Bàng, thành phốmới (Khu công nghiệp VSIP II) vàThái Hòa. Tương lai xa hơn là thúc đẩy phát triển hệ thống đường sắt vận chuyển hàng hóa kết nối cảng sông, trung tâm kho vận, logistics ở Bình Dương với cảng nước sâu Cái Mép.

Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết trong giai đoạn mới, để tiếp tục phát triển theo hướng bền vững tỉnh tiếp tục phát triển ngành dịch vụ logistics, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông, các cảng cạn. Từng bước tạo mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại, góp phần đẩy mạnh phát triển các chuỗi cung ứng hỗ trợ cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, Bình Dương dịch chuyển dần sang logistics thông minh, bao gồm các thành phần vận chuyển đường bộ, đường thủy và đường sắt kết hợp. Xây dựng các cảng sông, trung tâm kho vận, trung tâm logistics, ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời thực hiện phương châm đưa cảng đến với doanh nghiệp. Theo đó, từng bước giảm vận tải đường bộ, chuyển qua đường thủy và trong tương lai là đường sắt vận tải khối lượng lớn, giảm chất thải ra môi trường, giảm thời gian vận chuyển và giảm chi phí. (Còn tiếp)

Ông Nguyễn Hoàng Vũ cho biết Hiệp hội Logistics Bình Dương đang phối hợp với các đơn vị triển khai đề án giảm chi phí logistics, tăng năng lực cạnh tranh của tỉnh để đưa ra các nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển logistics trong giai đoạn mới. Trong đó có 6 nhóm giải pháp chính, như: Phát triển kết cấu hạ tầng logistics; hỗ trợ các doanh nghiệp logistics; ứng dụng IT và phát triển nguồn nhân lực logistics; phân bốhoạt động logistics trên địa bàn Bình Dương; hợp tác cạnh tranh và liên kết vùng đối với ngành logistics; hoàn thiện cơ chếchính sách quản lý nhà nước về logistics.
Tỉnh đang nỗ lực thực hiện các dự án giao thông mang tính kết nối vùng như Vành đai 3, Vành đai 4. Đường Vành đai 3 có tổng chiều dài gần 97,7km, đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và Đồng Nai, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở 2 bên đoạn qua Bình Dương đã hoàn thành, đưa vào sử dụng ổn định. Ngoài ra, đường Vành đai 4, đoạn qua Bình Dương cũng đang được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

 

TIỂU MY

 

Chia sẻ bài viết
Tags
logicstisc

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1377
Quay lên trên