Phong trào “Bình dân học AI”: Phát huy hiệu quả tiện ích của trí tuệ nhân tạo

Cập nhật: 22-06-2024 | 11:22:10

Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đại đang là nhóm công nghệ có nhiều đột phá, trở nên nổi bật với sức mạnh và tiềm năng lớn, chạm tới hầu như tất cả các ngành nghề trong xã hội và đã dần trở thành một phần không thể thiếu của đời sống hàng ngày. Nhằm phổ biến kiến thức về điều khiển các dạng AI hiện đại hiệu quả, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đãphát động phong trào thí điểm “Bình dân học AI” vào ngày 11-6 vừa qua.

Đọc, viết trong thế giới số của AI

Phong trào “Bình dân học AI” có thể hiểu là một chương trình học tập tự nguyện dành cho mọi người dân, là sự kế thừa và phát huy phong trào “Bình dân học vụ” của Đảng và Nhà nước thời kỳ trước. Nhưng thay vì là chữ cái, phong trào vận động mọi người học và chia sẻ cách “đọc”, cách “viết” trong thế giới số của AI. Phong trào đặt ra mục tiêu phổ biến những kiến thức cơ bản về điều khiển AI, giúp mọi người có thể tương tác và điều khiển AI một cách tự tin và hiệu quả.

Theo đó, Bình Dương sẽ thí điểm phong trào này dành cho công chức, viên chức làm công tác chuyển đổi số (CĐS) của một số sở, ngành; Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) các huyện, thành phố; giáo viên các trường THPT trên địa bàn tỉnh; các tình nguyện viên của Đội, Tổ, Nhóm thanh niên tình nguyện tham gia CĐS cộng đồng và Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham gia lớp học tại điểm cầu chính và các điểm cầu trực tuyến

Buổi học đầu tiên có thời lượng 90 phút với chủ đề “Tổng quan trí tuệ nhân tạo hiện đại” đã thu hút hơn 60 đại biểu từ các sở, ban, ngành tỉnh, trường Đại học Thủ Dầu Một, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh học tại điểm cầu chính. Bên cạnh đó, tại các điểm cầu trực tuyến có 140 đại biểu từ cấp huyện đến cấp xã tham gia.

Chia sẻvới chúng tôi, anh Bùi Anh Khoa, chuyên viên văn phòng Tỉnh đoàn, cho biết buổi học đầu tiên đãgiúp bản thân anh hiểu rõ hơn vềsựđa dạng, những tính năng vượt trội của AI trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vìvậy, anh Khoa đãtham gia buổi học thứ2 vào tối thứtư (20-6) vàthấy rất phấn khởi vìcóthêm nhiều kiến thức “Tổng quan về các AI xử lý văn bản”. Chương trình học sẽtiếp tục diễn ra vào mỗi tối thứtư (từ20 giờđến 22 giờ), với nhiều nội dung hấp dẫn như: Tổng quan về các AI xử lý hình ảnh; tổng quan về các AI xử lý âm thanh; ứng dụng AI để xây dựng nội dung bán hàng online; xây dựng video clip giới thiệu sản phẩm đa ngôn ngữ với AI; ứng dụng AI để chạy quảng cáo tới người nước ngoài; vẽ tranh trang trí nhà cửa, văn phòng với AI; sử dụng AI để phân tích dữ liệu kinh doanh; viết các văn bản, giấy tờ, tài liệu với AI. “Tôi sẽtriển khai, hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi cho Đội, Tổ, Nhóm thanh niên tình nguyện tham gia CĐS cộng đồng trong thời gian tới”, Anh Khoa nói thêm.

Trợ thủ đắc lực

Với “Bình dân học AI”, việc học không còn giới hạn trong phòng học hay trên bàn làm việc. Mỗi người dân ở bất kỳ đâu chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính cá nhân đều có thể truy cập vào kho tàng kiến thức về AI. Mọi người không chỉ học cách sử dụng AI, mà còn học cách “nói chuyện”, “giao tiếp” với AI qua ngôn ngữ của mình.

Ông Nguyễn Thanh Phong, PhóGiám đốc SởGD&ĐT, cho biết các nội dung giảng viên đãtruyền đạt rất hấp dẫn, bổích vàthiết thực. Những tính năng tìm kiếm văn bản, hỗtrợviết báo cáo, viết bài phát biểu, xây dựng kịch bản video clip trong các hoạt động của ngành, tạo video clip trên các diễn đàn, tựtạo ra những bài hát cho quê hương Bình Dương, cho ngành... rất hay. Qua đó, ông Phong cũng đãkêu gọi các điểm cầu trong ngành GD&ĐT cũng như tất cảcác điểm cầu cần tích cực tham gia các buổi học tiếp theo đểcóthêm kiến thức sửdụng AI hiệu quảtrong công việc, cũng như trong cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Hữu Yên, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, chương trình “Bình dân học AI” sẽ được tổ chức trực tuyến 9 buổi, vào tối thứ tư hàng tuần từ ngày 20-6 đến 14-8. Mô hình hoạt động theo phương châm tự nguyện, các thành viên chủ động hướng dẫn, chia sẻ cho các thành viên khác kiến thức AI, cách sử dụng các công cụ AI để làm việc tương ứng với 3 dạng thông tin cơ bản trên internet là hình ảnh, âm thanh và văn bản. Những tài liệu, video phục vụ học tập được các thành viên tự xây dựng, sưu tầm, thuyết trình, chia sẻ đến các thành viên tham gia trên nhóm.

Việc triển khai chương trình nhằm phổ cập nhanh các nền tảng AI cơ bản đến toàn dân theo phương châm “người biết dạy người chưa biết”, “người biết nhiều dạy người biết ít”, qua đó người dân có thể ứng dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, công tác, lao động, sản xuất và cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Không chỉ dừng lại ở việc học AI, chương trình khuyến khích mỗi học viên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình với cộng đồng, từ những ứng dụng thực tiễn, hướng dẫn cụ thể cho đến việc chia sẻ các phương pháp kiếm thu nhập, gia tăng thu nhập từ AI. Điều này không chỉ giúp mở rộng kiến thức cho cộng đồng, mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mọi người cùng hỗ trợ và phát triển cùng nhau.

Chương trình “Bình dân học AI” sẽ được tổ chức trực tuyến 9 buổi, vào tối thứ tư hàng tuần từ ngày 20-6 đến 14-8. Mô hình hoạt động theo phương châm tự nguyện, các thành viên chủ động hướng dẫn, chia sẻ cho các thành viên khác kiến thức AI, cách sử dụng các công cụ AI để làm việc tương ứng với 3 dạng thông tin cơ bản trên internet là hình ảnh, âm thanh và văn bản.  

MINH HIẾU

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=74
Quay lên trên