Kỳ III: Thông tin, truyền thông, giáo dục về người khuyết tật
Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật (KT) nhằm phòng ngừa, giảm thiểu KT; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề KT; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật (NKT). Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề KT bao gồm:
Quyền, nghĩa vụ của NKT; Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về NKT; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với NKT; Nguyên nhân dẫn đến KT và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu KT; Chống kỳ thị, phân biệt đối xử NKT.
Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề KT phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội. Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề KT: Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề KT; UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề KT cho nhân dân trên địa bàn địa phương; Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử; về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề KT trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Những hành vi bị nghiêm cấm:
Kỳ thị, phân biệt đối xử NKT. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của NKT. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc NKT thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi dụng NKT, tổ chức của NKT, tổ chức vì NKT, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của NKT để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc NKT không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của NKT. Gian dối trong việc xác định mức độ KT, cấp giấy xác nhận KT. (Còn tiếp)
HƯƠNG CẦN (lược ghi)