Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24-11-2020 của Chính phủ, quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy (PCCC), tổ chức lực lượng, phương tiện PCCC, kinh doanh dịch vụ PCCC, kinh phí bảo đảm cho hoạt động PCCC, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong hoạt động PCCC. Theo đó, cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, bao gồm:
- Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC.
Đối với hộ gia đình: Điều kiện về PCCC phải đúng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP: Nhà ở phải bố trí điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn, các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện sẵn sàng để chữa cháy.
Đối với hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh ngoài những quy định phải lưu ý vừa nêu trên còn phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC, như sau:
- Phải có nội quy về PCCC, về sử dụng điện thoại, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Phải có giải pháp thoát nạn, ngăn ngừa cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh. (còn tiếp)
HỘI LUẬT GIA TỈNH BÌNH DƯƠNG