Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Kim chỉ nam” đột phá phát triển

Thứ tư, ngày 10/01/2024

(BDO) Sáng 9-1, tại Trung tâm Hội nghị - Triển lãm tỉnh đã diễn ra hội thảo lấy ý kiến kỳ cuối góp ý Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được đánh giá cao, chuẩn bịcông phu, kỹ lưỡng, dự báo được các nhu cầu, điều kiện và đề xuất các phương án phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Đồng thời các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, chuyên gia, nhà khoa học tập trung góp ý các vấn đề về liên kết vùng, phát triển công nghiệp, đô thị…

Bảo đảm khoa học, đáp ứng yêu cầu

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xây dựng, phát triển Bình Dương cùng với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia, một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương nhằm xác định tầm nhìn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đô thị thông minh. Trong ảnh: Một góc thành phố mới Bình Dương. Ảnh: QUỐC CHIẾN

TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đánh giá quy hoạch đã xây dựng khung chiến lược tích hợp phát triển tỉnh Bình Dương khá cụ thể. Các chương trình liên quan đến phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, không gian phát triển kinh tế - xã hội... đã bao quát tất cả các nội dung cần thiết của đồ án quy hoạch. Bản báo cáo tổng hợp hơn 1.000 trang hoàn toàn có thể hoàn thiện cho báo cáo cuối kỳ theo quy trình lập đồ án quy hoạch, xây dựng bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ông Mai Thế Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy: Quy hoạch tỉnh là “kim chỉ nam” để làm căn cứ kế hoạch, xây dựng tầm nhìn định hướng, điều kiện để phát triển Bình Dương. Quy hoạch t ỉnh làm căn cứ để xem xét, xây dựng và đào tạo đội ngũ nguồn cán bộ tỉnh. Để phát triển công nghiệp trong quy hoạch phải giải quyết cho được mối quan hệ hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu t ư các KCN.

- Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Các ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ được tỉnh tiếp thu một cách nghiêm túc. Đồng thời sẽ bổ sung để hoàn thiện bản báo cáo về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tốt nhất để trình lên Chính phủ thông qua vào tháng 6-2024.

Theo KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Quy hoạch tỉnh Bình Dương đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được nghiên cứu sâu, khoa học và bám sát nội dung nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt. TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, đánh giá cao tính khoa học, tính hợp lý và thực tiễn của các định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã thể hiện tại chương V của báo cáo quy hoạch. Góp ý về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, theo ông cần phải xem xét lại các mục tiêu giai đoạn 2021-2030, có phân kỳ 2021-2025 và 2026-2030, đồng thời cân nhắc điều chỉnh lại mục tiêu cho hợp lý và khả thi hơn, nhất là mục tiêu thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.

Ông Lê Văn Thụy, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cho biết bộ đã tập hợp ý kiến các bộ ngành và sẽ có văn bản gửi địa phương trước khi tổ chức phiên họp hội đồng thẩm định. Ông đánh giá quá trình lập quy hoạch tỉnh, Bình Dương rất cầu thị, các nội dung quy hoạch cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định, định hướng cơ bản phù hợp với giai đoạn phát triển. Đồng thời, ông đề nghị đơn vị tư vấn rà soát lại vấn đề đánh giá. Về phát triển hạ tầng, nhìn chung quy hoạch cơ bản đáp ứng được yêu cầu kết nối giữa Bình Dương và các tỉnh, thành lân cận, tuy nhiên đề nghị rà soát lại để bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tế và quy hoạch quốc gia.

Liên kết, phát triển bền vững

Góp ý về vấn đề đầu tư hạ tầng, liên kết phát triển, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Bình Dương cần tiếp tục phải được đẩy mạnh theo tinh thần “nhiệm vụcấp bách” của vùng trong giai đoạn tới. Đồng thời, Bình Dương phải vượt trước trong việc xây dựng các nền tảng liên kết hiện đại, đólàliên kết “số”. Xây dựng cơ sởdữliệu “lớn”, hệthống mạng liên kết, vận hành hệthống quản trịthông minh, trung tâm đổi mới - sáng tạo... lànhững nhiệm vụmang tính đột phácần được tỉnh ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, kết nối với sân bay Long Thành bằng hệthống Metro hiện đại vàđường cao tốc phải được đặt ra vàgiải quyết. Đócũng làlogic đột phácho “Đô thịthông minh - sáng tạo” toàn tỉnh Bình Dương.

KTS Trần Ngọc Chính đánh giá quy hoạch tỉnh đã nêu nội dung liên kết vùng khá đầy đủ và nêu bật được sự liên kết vùng với Bình Phước - Tây nguyên, với vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, theo ông, nội dung liên kết vùng của Bình Dương có quan hệ mật thiết và rất quan trọng là với TP.Hồ Chí Minh. TP.Hồ Chí Minh là hạt nhân - trung tâm của vùng, có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các địa phương trong vùng nhất là quan hệ kinh tế, lao động việc làm, kết nối hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, cần phải làm rõ quan hệ của TP.Dĩ An, TP.Thuận An với TP.Hồ Chí Minh.

Hạ tầng các khu công nghiệp của Bình Dương được quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển hài hòa, bền vững. Trong ảnh: Một góc Khu công nghiệp VSIP II

Góp ý về phát triển công nghiệp, TS Trần Du Lịch cho biết Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp, trong đó có 27 KCN với gần 11.000 ha đã đi vào hoạt động, diện tích lấp đầy hơn 88%. Tuy nhiên, trong số các KCN hiện hữu cần chuyển chức năng sang thương mại - dịch vụ và phát triển đô thị, nhất là trên địa bàn TP.Thuận An, TP.Dĩ An. Do đó tỉnh cần xây dựng hệ thống quan điểm, tiêu chí cụ thể để định hướng xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu và chức năng các KCN hiện hữu phù hợp với định hướng phát triển không gian lãnh thổ và phát triển vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ theo tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về Đông Nam bộ. TS Trần Du Lịch cũng đề nghị Bình Dương phối hợp với TP.Hồ Chí Minh, Bình Phước và Đồng Nai trong quy hoạch các KCN mới, vành đai công nghiệp của vùng Đông Nam bộ và tiểu vùng trung tâm (TP. Hồ Chí Minh - phía nam Bình Dương - tây nam Đồng Nai).

KTS Trần Ngọc Chính đánh giá Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, đa dạng loại hình, thu hút nhiều lao động. Điều này có liên quan đến tổ chức đô thị, khu dân cư, hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật và bảo đảm phát triển bền vững. Do đó, quy hoạch tỉnh cần phải xem xét, đánh giá sự thành công của quy hoạch và xây dựng KCN, đánh giá các vấn đề còn tồn tại. Mặt khác, quy hoạch tới 2030 và tầm nhìn 2050 cần phải xem xét cụ thể thêm và cần phải có sự sắp xếp quy hoạch KCN với không gian phát triển của tỉnh và nội dung sử dụng đất.

Góp ý tại hội thảo, ông Mai Thế Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, cho rằng phát triển các KCN hết sức chú trọng phát triển các khu đô thị mới, dịch vụ. Về phát triển đô thị, ông đề nghị quy hoạch cần xác định rõ ưu thế, lợi thế, đặc điểm riêng của tỉnh đô thị cũng như hình thái đô thị. Phải khẳng định TP.Thủ Dầu Một - thành phố mới Bình Dương là trung tâm đô thị, phải tính toán các nguồn lực đầu tư để Thủ Dầu Một thực sự trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.

PHƯƠNG LÊ

Từ khóa: