Bài 1: “Quân sư” của người nghèo
Chị Nguyễn Thị Ngọc Thủy (bên phải), khu phố Tân Quý được đảng viên Phạm Ngọc Điệp kèm cặp để thoát nghèo
LTS: Trên cơ sở Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020, đầu năm 2018, tỉnh Bình Dương có chủ trương sửa đổi bộ tiêu chí để phù hợp hơn với thực tế địa phương. Theo đó, ngày 13-2-2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 426/QĐ-UBND về phê duyệt bộ tiêu chí điều tra, rà soát hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2018-2020. Đây là sự nhạy bén, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh trong quá trình vận dụng linh hoạt các nghị định, chỉ thị của Đảng vào kế hoạch giảm nghèo của tỉnh. Báo Bình Dương đăng tải loạt bài “Sáng tạo giảm nghèo ở Bình Dương: Mô hình mới, chính sách mới” giới thiệu đến bạn đọc.
Với ý nghĩa “không để ai bị bỏ lại phía sau”, chuyện cán bộ kèm cặp hộ nghèo của các địa phương trong tỉnh đã giúp cho nhiều hộ thoát nghèo bền vững. Đây là mô hình mới, sáng tạo cần nhân rộng để chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh đạt kết quả cao hơn.
Mô hình cán bộ kèm cặp hộ nghèo
Giới thiệu mô hình “Cán bộ, đảng viên giúp hộ nghèo”, ông Võ Văn Giàu, Bí thư Đảng ủy phường Đông Hòa (TX.Dĩ An) cho chúng tôi biết: “Trên cơ sở danh sách đã đăng ký, mỗi tháng từng đồng chí làcán bộ, đảng viên trong phường sẽ đến tận nhà giúp hộ nghèo. Giúp ở đây không phải là lấy điều kiện vật chất để cho người nghèo mà là hướng dẫn, dìu dắt phát triển kinh tế gia đình, tiếp nghị lực vượt khó để họ vươn lên thoát nghèo”. Điểm sáng của mô hình là khi đến các hộnghèo, mỗi cán bộ, đảng viên phải trang bịcho mình cuốn nhật kýđi cơ sở. Cuốn nhật ký được ghi lại chi tiết từngày, tháng, năm đến quá trình tiếp xúc hộ nghèo. Từsự kèm cặp này, nhiều hộ đã thoát nghèo, như: Hộ bà Nguyễn Thị Năm, bà Vương Thị Út ở khu phốTân Lập; hộ ông Nguyễn Văn Sang, khu phốTây B và hộ chị Nguyễn ThịNgọc Thủy ở khu phốTân Quý…
Điển hình như trường hợp hộ chị Nguyễn ThịNgọc Thủy, khu phốTân Quý được đảng viên Phạm Ngọc Điệp kèm cặp để thoát nghèo. Dẫn chúng tôi đến thăm gia đình chị Thủy, chị Điệp biết rành rọt từng gia đình trong khu. Chị Điệp cho biết: “Căn nhà của chị Thủy nằm sâu trong con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, chỉ vừa đủ2 chiếc xe máy tránh nhau”. Chị Thủy đón chúng tôi bằng tiếng cười giòn và khoe: “Vợ chồng tui vừa “tậu” được chiếc “tàng hình” (tivi) mới coong”. Rồi chị lại nói tiếp: “Trăm sự nhờ vào chị Điệp làm “quân sư” chứ vợ chồng tui vụng tính, làm đâu thua đó. Biết tui khéo tay may vá, chị Điệp giúp tui học nghề may, liên hệ nhận hàng gia công. Mỗi tháng hai vợ chồng may được hơn 2.000 cái, thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/người/tháng”.
Cũng với cách làm này, ở xã An Điền, TX.Bến Cát thực hiện mô hình “Một cán bộ kèm một hộ nghèo”. Bà Nguyễn Thị Sáu, ấp Tân Lập có chồng bị tai biến, nằm liệt giường đã nhiều năm. “Bà Sáu không có điện thoại liên lạc, khi có việc tôi phải chạy xe xuống tận nhà” - ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủtịch UBND xã An Điền nói. Gặp chúng tôi, bà Sáu vừa đẩy xe bánh mì vừa nói: “Nhờ anh Liêm đây mà tui có cái xe bánh mì này. Tôi già rồi, ổng thì nằm liệt. Cuối năm ngoái, anh Liêm động viên tui mở xe bán bánh mì cho công nhân ở ngã ba khu công nghiệp. Tui làm theo như hướng dẫn, vay vốn xuống ThủDầu Một mua xe bánh mì, tui nghe theo bán thêm bánh ướt, bánh bèo. Trừchi phí, mỗi tháng lời khoảng 2,5 triệu đồng, tui rất vui, phấn khởi khi có đồng ra đồng vô”, bà Nguyễn Thị Sáu cho biết.
Báo cáo với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo TX.Bến Cát công nhận mô hình “Một cán bộ kèm một hộ nghèo” của xã An Điền đã kéo giảm hộ nghèo. Đầu năm 2019, toàn xã có 30 hộ nghèo, 6 tháng thực hiện mô hình, xã có 5 hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện tại An Điền gặp rất nhiều khó khăn. Trong tổng số30 hộ nghèo của xã thì có tới gần 20 hộ là nghèo xã hội, già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo. Ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủtịch UBND xã An Điền cho biết: “Dạy nghề, tạo việc làm cho những hộ này rất gian nan. Một phần do tuổi cao, sức yếu, tư duy chậm nên khó tiếp cận khoa học công nghệ trong khi yêu cầu kỹ năng việc làm ngày càng cao”. Những khó khăn ấy được tháo gỡ nhờ sự kèm cặp, giúp đỡ của cán bộ đối với hộ nghèo.
Con số14 hộ thoát nghèo trong 6 tháng năm 2019 ở phường Đông Hòa là minh chứng. “Chúng tôi không chạy theo sốlượng mà chú trọng đến chất lượng cuộc sống của hộ nghèo. Hiện nay phường vẫn còn 64 hộ nghèo và 18 hộ cận nghèo. Những nội dung cam kết của cán bộ, đảng viên giúp hộ nghèo sẽ được chi ủy đưa vào tiêu chíxếp loại cuối năm nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị theo chuyên đề năm 2019”, ông Võ Văn Giàu cho biết thêm.
Sẽ nhân rộng mô hình
Cách làm sáng tạo ở phường Đông Hòa và xã An Điền cho thấy, cán bộ kèm cặp hộ nghèo đóng vai trò quan trọng giúp người nghèo thoát nghèo, tạo bước đột phá giảm nghèo của tỉnh. Hiện nay, tiêu chítiếp cận đo lường nghèo chuyển từđơn chiều sang đa chiều thì người cán bộ cần gần gũi, hướng dẫn người nghèo nâng cao thu nhập, tiếp cận tốt các dịch vụ xã hội. Sự thành công của mô hình đã khẳng định vai trò “công bộc” của người cán bộ cơ sở vì dân, hiểu dân, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân và là cầu nối đưa các chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với dân.
Dưới sự dìu dắt của cán bộ, hộ ông Nguyễn Văn Sang, phường Đông Hòa đã tiếp cận, sử dụng tốt vốn tín dụng và thụ hưởng các chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin. Đời sống nâng cao, các dịch vụ xã hội được đáp ứng, ông Sang tự tin tham gia các cuộc họp ở khu phố. Ông mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm “tin vào Đảng, đi theo cán bộ” cùng sự nỗlực bản thân để thoát nghèo bền vững. Nhận thấy hiệu quả của mô hình, một sốđịa phương như: Thị trấn Phước Vĩnh, xã Tam Lập (huyện Phú Giáo), phường An Phú (TX.Thuận An) và TX.Tân Uyên cũng học tập kinh nghiệm, lên kế hoạch triển khai mô hình phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Thực tế, Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá nhanh. Trong điều kiện chỉ sốgiá tiêu dùng hàng năm tăng cùng với mức lương cơ sở, mức viện phítăng đã làm tăng mức sống tối thiểu của người dân trong cộng đồng dân cư. Hơn nữa, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được Thủtướng Chính phủphê duyệt, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó GDP bình quân đầu người đạt 135,8 triệu đồng/người/năm.
Thực tiễn đòi hỏi phải sáng tạo, trên cơ sở Quyết định số59/2015/QĐ-TTg ngày 19- 11-2015 của Thủtướng Chính phủ, đầu năm 2018, tỉnh có chủtrương sửa đổi bộ tiêu chíđiều tra. Theo đó, ngày 13-2-2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số426/QĐ-UBND. Đây là sự nhạy bén, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh trong quá trình vận dụng linh hoạt các nghị định, chỉ thị của Đảng vào kế hoạch giảm nghèo của tỉnh. Khi triển khai điều tra bộ tiêu chímới, sốlượng hộ nghèo toàn tỉnh tăng lên từ3.206 hộ (cuối năm 2017) lên 4.707 hộ (tháng 7-2018), nhiều hộ đã thoát nghèo nay trở lại nghèo.
Trên mặt bằng tăng toàn tỉnh, các huyện, thị, thành phốsau khi áp dụng bộ tiêu chímới, sốlượng hộ nghèo cũng tăng đáng kể. Ở TX.Dĩ An, cuối năm 2017 có 273 hộ nghèo và 204 hộ cận nghèo thì đến tháng 6- 2018 tăng 119 hộ với 392 hộ nghèo. Tương tự ở TX.Bến Cát, sốhộ nghèo cũng tăng thêm 122 hộ nghèo.
Sốhộ nghèo, cận nghèo tăng không chỉ làm thay đổi tư duy của người dân về khái niệm nghèo mà còn là thách thức đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Vấn đề đặt ra, ngoài các chính sách, chương trình hỗtrợ thì vai trò của người cán bộ cơ sở như một “quân sư” vạch ra các kế hoạch, gỡ thế bícho người nghèo thoát nghèo bền vững. Kết quả là hiện nay, Bình Dương cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chícủa Trung ương, không có hộ tái nghèo, chuẩn nghèo của tỉnh cao hơn chuẩn nghèo quốc gia 1,7 lần.
Bài 2: Những chính sách riêng của Bình Dương
KIM HÀ