Nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm (DT-HT) đang
diễn ra tràn lan, nhất là ở các vùng đô thị, thành phố lớn, Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GD-ĐT) đã ban hành Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về DT-HT, có hiệu lực
từ ngày 1-7-2012.Theo đó, đối tượng HT
là học sinh (HS) có nhu cầu, tự nguyện học và được gia đình đồng ý. Nếu như quy
định cũ chỉ nêu ngắn gọn “không được ép buộc HS HT để thu tiền”, thì trong quy định
mới đã nêu rõ ràng hơn “không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc”. Đồng
thời, các trường không được tổ chức lớp DT-HT theo các lớp học chính khóa; HS
trong cùng một lớp DT-HT phải có học lực tương đương nhau; giáo viên dạy thêm
HS chính khóa của mình ngoài nhà trường phải xin phép hiệu trưởng.
Với một nền giáo dục nặng về khoa cử như Việt Nam, chương
trình học lại quá nặng nề, nếu không HT thì HS khó có thể nắm chắc cơ hội vào đại
học Ngoài ra, mức thu
DT-HT hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa cha mẹ HS với nhà trường, không
còn do UBND tỉnh, thành phố trực tiếp ban hành như trước đây. Nhà trường tổ chức
thu, chi công khai và quyết toán tiền HT thông qua bộ phận tài vụ, giáo viên
không được trực tiếp thu, chi tiền HT. Ưu điểm nổi bật của Thông tư 17 (so với
các quy định trước đây và so với chính dự thảo ban đầu của thông tư) là “cắt” được
ý định “lách luật” trong DT bậc tiểu học. Vì đối với HS tiểu học, chỉ được phép
DT các môn năng khiếu và kỹ năng sống, không được DT các môn văn hóa.Tuy nhiên còn nhiều ý
kiến “chưa thông” với Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Nhiều giáo viên cho rằng nhu cầu
DT-HT là có thật. Ngoài một phần lỗi của giáo viên, cũng phải thẳng thắn nhìn
nhận chương trình giáo dục hiện nay còn nặng nề khiến HS phải HT mới theo được.
Nhiều phụ huynh, đặc biệt ở các thành phố lớn, rất muốn con mình vào học ở các
trường chuyên và nếu không HT thì khả năng trượt là rất lớn. Ngoài ra ở HS tiểu
học, thực tế, hiện vẫn còn nhiều trường dạy 1 buổi/ngày và phụ huynh kiến nghị
với nhà trường để cô giáo DT buổi thứ hai tại nhà cô với mục đích vừa trông giữ
trẻ vừa được HT.THẢO VY