Sức sống mới của đồng bào Khmer

Cập nhật: 10-03-2023 | 05:39:16
 LTS: Sau nhiều năm gắn bó với nương rẫy, những thế hệ U60, 70 của cộng đồng người Khmer xã An Bình, huyện Phú Giáo không chỉ ổn định về kinh tế mà còn vươn lên làm giàu, con cái thành đạt. Câu chuyện đói nghèo giờ đây đã đi vào dĩ vãng khi những chủ trương đúng đắn của các cấp chính quyền đã mang lại những “quả ngọt” cho đồng bào, tạo nên sức sống mới ch o cộng đồng dân cư nơi đây.

 Kỳ 1: Những đại gia nơi phum, sóc

 Mỗi sáng sớm, những đại gia “chân đất” có tiếng của phum sóc Khmer xã An Bình như Ngưu Bư, Kim Ngọc, Kim Nhỏ, Kim Niệm... đến quán cà phê, ăn sáng, ngồi bàn chuyện thời sự, đầu tư kinh doanh. Tầm 9 giờ, họ lái ô tô vào nương rẫy quản công nhân thu hoạch cây trái, làm vườn; tối đến lại ngồi nhâm nhi tách trà trên những sân thượng rộng lớn cùng con cháu, có người thì chơi đùa, thư giãn bên ao cá Koi hàng trăm triệu đồng. Sau nhiều năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chính họ cũng không ngờ cuộc đời lại sang trang ngoạn mục như thế.

 

Ông Ngưu Bư bên hồ cá Koi vừa được đầu tư hàng trăm triệu đồng trong ngôi biệt thự bạc tỷ

 Đua nhau xây bit th, sm ô tô tin t

Quay trở lại phum, sóc cộng đồng người Khmer tại ấp Nước Vàng, Tân Thịnh (xã An Bình, huyện Phú Giáo) sau thời gian ngắn, chúng tôi ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng của bà con nơi đây. Đó là những con đường nhựa rộng lớn, thông thoáng liên xã, xen lẫn những tuyến bê tông phẳng lì nối các khu dân cư. Hơn 260 hộ dân Khmer nơi đây không còn nhà cửa lụp xụp, thay vào đó là nhà cấp 4 được xây dựng khang trang. Các tuyến hẻm trong khu dân cư được bà con mở các cửa hàng kinh doanh thời trang, cắt tóc, làm đẹp như ở phố thị. Đặc biệt, trong vài năm gần đây đã xuất hiện nhiều hơn những căn biệt thự mái Thái, nhà cao tầng có trị giá từ 2-3 tỷ đồng/căn, khiến cả khu dân cư trở nên nổi bật, sang trọng hẳn lên.

Không chỉ giàu lên mà các mặt đời sống của cộng đồng người Khmer cũng bắt kịp nhịp phát triển chung của xã hội. Mạng wifi được kéo đến từng hộ gia đình. Nhà nào cũng có truyền hình thông minh, tủ lạnh. Gia đình khá hơn thì đầu tư đủ tiện nghi như máy lạnh, máy giặt, cùng nhiều vật dụng đắt tiền khác. Điểm sơ những đại gia nơi đây, bên cạnh những người có tuổi đời gần 70 với tài sản khủng lên đến hàng chục tỷ đồng như Kim Niệm, Kim Ngọc, Ngưu Bư, Kim Nhỏ..., thì trong những năm gần đây còn có lớp trẻ kế cận chí thú làm ăn và trở nên giàu có như Kim Duyên, Kim Thành, Kim Minh Thống, Kim Mần, Kim Bằng, Trị Hoang, Trị Thành, Trị Gây...

Ông Kim Niệm, một già làng nặng nghĩa tình với bà con của mình chia sẻ: “Trong 263 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu người Khmer chỉ còn 2 hộ nghèo. Hầu hết bà con đều có kinh tế ổn định và khá. Hàng chục hộ thuộc diện giàu, thậm chí có người rất giàu, tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng…”.

Ông Kim Niệm, một già làng nặng nghĩa tình với bà con của mình chia sẻ: “Trong 263 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu người Khmer chỉ còn 2 hộ nghèo. Hầu hết bà con đều có kinh tế ổn định và khá. Hàng chục hộ thuộc diện giàu, thậm chí có người rất giàu, tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng. Vì thế, chuyện bà con đua nhau mua xe hơi, xây biệt thự là bình thường. Họ giàu nhưng không tiêu xài hoang phí, vì đã hiểu được cái khó khăn khi đã trải qua bao năm khổ cực”.

Trong năm 2000, ông Ngưu Bư đầu tư xây căn biệt thự mái Thái khuôn viên rộng hàng trăm m2, trị giá hơn 2 tỷ đồng, cùng những món nội thất đắt đỏ khác lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong đó, có những món đặt từ nước ngoài mang về để trang trí cho ngôi nhà. Ông còn mạnh tay đầu tư hồ cá Koi trong sân tuyệt đẹp với số tiền lên đến hàng trăm triệu. Còn chiếc ô tô trị giá 700 triệu đồng, ông đã mua cách đây 4 năm. Tài sản có được là do ông đã cày ải, “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” sau hàng chục năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. “Năm 2000, có người trả tôi 5ha đất cao su với giá gần 22 tỷ đồng, tôi bán luôn, vì thời điểm đó đất có giá. Khi cầm số tiền bán đất, tôi đi mua lại 3ha cao su ở nơi khác, số còn lại tôi mua đất nền và đất mặt tiền đường ĐT741 chứ không tiêu xài đồng nào. Nói chung, bán ra bao nhiêu, nay tôi mua lại nhiều hơn trước, đã sinh lãi khá cao”.

Mới đây, mọi người không khỏi trầm trồ khi ông Kim Nhỏ đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây căn biệt thự 1 trệt, 1 lầu với 5 phòng ngủ trên đường ĐH502. Hay căn nhà gỗ rộng lớn của ông Kim Niệm cũng rất khó định giá. Bởi đây là loại gỗ quý, được tích trữ từ nhiều năm. Nhà ông Kim Niệm có 6 người con thì đã có 6 chiếc ô tô.

Xây tương lai bng con ch

Bên cạnh nỗ lực làm giàu, người Khmer đặc biệt quan tâm đến việc nuôi dạy con cái ăn học thành tài. Theo thống kê của những người có chức sắc trong cộng đồng Khmer nơi đây, hiện tại con cháu của họ có gần 100 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp và có nhiều người thành đạt trên con đường học vấn. Điển hình như gia đình ông Kim Niệm có 6 người con theo nghề giáo, đang dạy học ở nhiều địa phương trong tỉnh. Con gái của ông Ngưu Bư làm phiên dịch 3 thứ tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật cho một doanh nghiệp ở TX.Bến Cát với mức lương hàng chục triệu đồng/tháng...

Ông Ngưu Bư nhớ lại: “Hơn 10 năm trước, khi kinh tế gia đình còn khó khăn, cây trái chưa cho thu hoạch nhiều, tôi phải làm thêm đủ thứ nghề, kiêm luôn bác sĩ thú y cho bà con trong vùng để kiếm tiền. Có thời điểm 2 đứa con vào đại học một lúc, thương con lắm, nhưng thấy con về là lo vì không có tiền. Thương ba mẹ vất vả, chúng vừa đi học, vừa bưng bê cho quán ăn, quán cà phê để kiếm thêm. Qua những dịp trao đổi với con cháu trong vùng, tôi hay nhắc lại việc này để tụi nhỏ lấy gương của các anh chị đi trước mà noi theo”.

 Ông Kim Nhỏ vừa đầu tư xây dựng ngôi biệt thự 1 trệt 1 lầu khang trang hơn 3 tỷ đồng

Nếu như trước đây, không ít người trong vùng quan niệm học cho biết cái chữ, thì 10 năm trở lại đây, mọi gia đình đều hướng con cái học tập để xây dựng tương lai. Có gia đình đang khó khăn nhưng vẫn cố gắng cho 2-3 người con đang độ tuổi đến trường. Có người học hành thành đạt đi làm ăn xa, nhưng không ít người chọn nghề giáo để quay lại dạy học cho con em trong vùng với mong muốn đem lại cái chữ nhiều hơn cho người Khmer của mình như các thầy, cô: Kim Thị Yến Trinh, Kim Thị Hoàng Yến, Kim Thiên Long, Kim Thị Kiều Trang... đang dạy ở các trường mầm non, tiểu học, trung học tại xã An Bình.

Thầy Kim Thiên Long tâm sự: “Từ nhiều năm trước, chúng tôi đã thấy được nỗi vất của những người cha, người mẹ trong vùng khi cả cuộc đời gắn chặt với nương rẫy. Không ít người trẻ chúng tôi học trung cấp, cao đẳng rồi từng bước liên thông lên đại học, lấy cái chữ để xây dựng tương lai. Người thì sinh sôi mỗi ngày càng nhiều, chứ đất đâu có sinh. Nếu không học thì ngay cả việc muốn làm nông cũng không có đất mà làm. Vì thế, mỗi ngày chúng tôi cố gắng gieo cái chữ cho con em của mình”.

Bên cạnh đó, với các chính sách hỗ trợ giáo dục, giúp học sinh nghèo, khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, việc học của con em đồng bào người Khmer ở xã An Bình ngày càng được chăm lo tốt hơn rất nhiều.(Còn tiếp)

 QUANG TÁM

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên