Tâm tình công nhân vượt khó

Cập nhật: 06-11-2021 | 07:26:28

Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho người lao động xa quê, nhất lviệc trang trải chi phí cho đời sng sinh hot và giúp đỡ gia đình ở quê nhà. Khi dịch bệnh được kiểm sot, ngoài giờ đi làm lại tại công ty, họ đã “tăng ca” bằng nhiều công việc khác nhau để có thêm thu thu nhập…

 Khi chợ vẫn chưa được hoạt động, nhiều người dân vẫn còn e dè đến nơi đông người mua lương thực, thực phẩm. Nhận thấy tâm lý đó nên chị Nguyễn Hồng Trà ở trọ tại phường Tân Phước Khánh (TX.Tân Uyên) đã“làm thêm” sau giờ tan ca. 16 giờ 30 phút, chị vội vàng bày mớ rau củ quảở một góc đường để bán. Chủ yếu chị bán cho người lao động ở khu vực nhà trọ và công nhân đi làm về chiều. Chị Trà nói: “Mấy tháng nghỉ dịch bệnh nợ tiền trọ, chủ trọ cũng có giảm tiền thuê nhưng tôi vẫn còn thiếu lại. Buổi sáng, tôi tranh thủ dậy sớm đi lấy rau. Chiều về bày bán mỗi thứ một ít, vì tiện đường nên công nhân lao động đi làm về ghé mua. Xoay xở thêm vậy đểcó tiền trảphòng trọ cũng tốt hơn”.

Tùy vào điều kiện thực tế khác nhau, công nhân lao động chọn công việc để làm thêm trong giai đoạn vượt khó khăn này. Đối với nhiều lao động xa quê lúc này cũng có nhiều cơ hội việc làm vì thị trường thiếu hụt lao động. Cũng tương tự, anh Nguyễn Trung Kiên, ở trọ tại phường An Phú (TP.Thuận An), thu nhập hàng tháng vừa đểtiêu dùng, vừa phải gửi về quê để mẹ có tiền mua thuốc trị bệnh. Những tháng dịch bệnh, không đi làm, anh đãdùng hết số tiền tiết kiệm để chi tiêu trảtiền thuê trọ và gửi cho mẹ. Nay đi làm trở lại, anh rất vui và còn tìm việc làm thêm để ổn định cuộc sống. Sau khi kết thúc công việc tại một xưởng gỗ về, anh đến làm phụ việc tại quán ăn. Công việc của anh Kiên tại quán là giao thức ăn cho khách hàng đặt tại nhà. Theo anh, tuy dịch bệnh đãkiểm soát nhưng nhiều người dân vẫn còn e dè ra ngoài nên việc giao thức ăn của quán đến tận nhà cho người dùng cũng nhiều. Việc giao thức ăn mỗi ngày đến khoảng 22 giờ xong, anh Kiên về phòng trọ nghỉ ngơi để mai lại tiếp tục đến xưởng.

Những chật vật, lo toan vẫn còn đó nhưng quan trọng hơn là tinh thần vươn lên, không chịu khuất phục trước khó khăn là điều đáng quý của người lao động xa quê. Chị Trần Cẩm Hồng, công nhân ở trọ tại phường Khánh Bình (TX.Tân Uyên), chia sẻ: “Hồi tháng trước tôi quyết định không về quê là đúng. Nếu về quê thì giờ vẫn còn gánh nặng với kinh tế, đời sống gia đình. Nhiều ngày phòng, chống dịch bệnh, nhìn thấy khó khăn trước mắt, tôi luôn nhắc bản thân, phải phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe để tiếp tục cố gắng lao động. Vậy nên, sau khi làm việc ở công ty về, tôi đến xưởng may tư nhân để phụ may vào thời gian ban đêm”.

Chị Hồng nói: “Xưởng may không có công nhân làm, tôi làm thêm buổi tối có mệt một chút nhưng vẫn thấy vui vì có thêm thu nhập và an lòng. Tinh thần tôi phấn chấn hơn bởi dịch bệnh đã được kiểm soát, không lo nghĩ gánh nặng trang trải cuộc sống nữa, có việc là có niềm vui…”.

NHƯ Ý

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=337
Quay lên trên