Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm

Cập nhật: 10-03-2014 | 00:00:00

 Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định số 312/QĐ- TTg, về “Chương trình thực hiện nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”.  

 Thông tin mới đây tại một hội thảo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết tình trạng cho vay nặng lãi hiện nay diễn ra rất nghiêm trọng. Nhiều người cho vay, chủ yếu là những người làm dịch vụ cầm đồ đã cho vay có tính chất bóc lột, lãi suất rất cao. Do vậy, cần phải xem xét trách nhiệm hình sự các đối tượng cho vay nặng lãi để ngăn chặn nạn tín dụng đen

Một số nội dung đáng chú ý (trích):

1. Triển khai thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản theo Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 3-1-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản và Nghị định số 78/2013/NĐ- CP ngày 17-7-2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở, địa bàn dân cư, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

2. Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung phát hiện, triệt phá các tổ chức, băng nhóm tội phạm; truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú; xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm kinh tế, tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản bị chiếm đoạt.

3. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, bảo đảm mọi tố giác và tin báo về tội phạm của công dân, cơ quan, tổ chức đều được tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích và bảo vệ người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng; xử lý nghiêm các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối an ninh, trật tự.

4. Cơ quan điều tra và điều tra viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều tra tội phạm, không để xảy ra việc bức cung, dùng nhục hình; thu thập đầy đủ cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động điều tra với thanh tra, kiểm toán, kiểm sát, giám định tài chính, kế toán... tập trung phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, bảo đảm thời hạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, nhất là các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; kịp thời xác minh, truy tìm và thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt. Chấp hành nghiêm pháp luật trong công tác bắt, giam giữ. Bảo đảm việc lập hồ sơ vụ án hình sự phải khách quan, toàn diện theo đúng quy định của pháp luật.

5. Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, tài chính, kế toán, ngân hàng, xây dựng để phục vụ hiệu quả hoạt động tố tụng; hướng dẫn việc bảo vệ, biểu dương, khen thưởng người tố giác tội phạm, việc xử lý các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng. Chủ động phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) xây dựng, ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong điều tra, xử lý tội phạm. Trong đó, tập trung phối hợp với TANDTC và các cơ quan hữu quan xây dựng, ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn”, “đất có diện tích lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” trong các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng của Bộ luật Hình sự; hướng dẫn áp dụng các Điều 139, 140 và 163 của Bộ luật Hình sự về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Tội cho vay lãi nặng”.

NGUYỄN PHÚC

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=490
Quay lên trên