Tạo bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối

Thứ ba, ngày 31/12/2024

 Phát triển hạ tầng được Bình Dương xác định là một trong những đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Năm 2024, Bình Dương thực hiện quyết liệt các công trình giao thông trọng điểm, mang tính liên kết vùng với tinh thần “khẩn trương, chủ động”. Nhiều công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng được kỳ vọng sẽ tạo thế và lực mới phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

 Năm 2024, lãnh đạo tỉnh thường xuyên kiểm tra, khảo sát các công trình xây dựng. Trong ảnh: Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, kiểm tra, khảo sát công trình đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh

Mở rộng không gian phát triển

Là một trong những công trình giao thông trọng điểm của tỉnh được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 23-9 vừa qua, đường Tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng dài 48km, tổng vốn đầu tư trên 3.800 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ mở ra không gian phát triển mới, kết nối giao thông giữa các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ ở các địa phương phía bắc với các địa phương phía nam của tỉnh và khu vực, tạo ra động lực mới trong tiến trình phát triển của tỉnh.

Cũng trong ngày 23-9, tỉnh đã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình cầu Bạch Đằng 2. Công trình có tổng chiều dài 2,8km, riêng phần cầu bắc qua sông Đồng Nai dài 410m, rộng 17m với 4 làn xe, tổng mức đầu tư gần 491 tỷ đồng. Việc xây dựng thêm cầu qua sông Đồng Nai góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông liên tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời mở rộng không gian phát triển đô thị, thương mại - dịch vụ cho 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai; mở thêm hướng kết nối mới cho tỉnh Bình Dương đến các tuyến giao thông trọng điểm quốc gia như Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, các tuyến cao tốc…

Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhấn mạnh cầu Bạch Đằng 2 hoàn thành đưa vào sử dụng rút ngắn đáng kể thời gian đi lại, tiết giảm chi phí vận chuyển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của người dân và doanh nghiệp, tạo ra sự kết nối giao thông liên vùng thông suốt giữa 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh, thành phố trong khu vực; mở rộng kết nối đến các đầu mối hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia. Trên cơ sở đó tạo thêm tiền đề và động lực quan trọng để 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới.. .

Thực hiện với tinh thần “khẩn trương, chủ động”

Thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024, với tinh thần “khẩn trương, chủ động”, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện. UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; tổ chức ký kết giao ước và phát động phong trào thi đua đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công... Để sớm hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm, lãnh đạo tỉnh thường xuyên kiểm tra, khảo sát công trình, chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

 Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Năm 2025, Bình Dương tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ; huy động tối đa các ngun lc đu tư phát triển htng KT-XH vàhtng kỹ thuật để to đng lc mới cho giai đon tiếp theo, ưu tiên đu tư công để dẫn dắt vàkích thích đu tư tư nhân. Bình Dương cũng tập trung tháo gỡ các khókhăn, vướng mắc trong gii phóng mặt bằng, tái định cư; đẩy nhanh tiến đhoàn thành các dựán giao thông trọng điểm, bo đm tiến đvàcht lượng các dựán giao thông trọng điểm.

Bên cạnh đó, nhằm tập trung cao độ và huy động tối đa các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch cao điểm 50 ngày đêm thi đua giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; ban hành văn bản về việc triển khai đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, đẩy nhanh triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ tập trung giải quyết các khó khăn về cơ chế, chính sách và thúc đẩy hoàn thiện các dự án trọng điểm; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm 2025, loại bỏ các dự án kém hiệu quả, ưu tiên nguồn lực cho các dự án kết nối vùng; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH và hạ tầng kỹ thuật để tạo động lực phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ các công trình đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn tỉnh, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường ven sông Sài Gòn, cảng An Tây, cảng An Sơn, nâng cấp Quốc lộ 13... Cùng với đó, tỉnh tập trung tháo gỡ những khó khăn trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, cung ứng và kiểm soát giá nguyên vật liệu, bảo đảm tiến độ và chất lượng các dự án giao thông trọng điểm...

PHƯƠNG LÊ