Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022: Chú trọng an toàn, vệ sinh lao động và phòng cháy chữa cháy

Cập nhật: 07-05-2022 | 08:18:33

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh diễn ra từ ngày 1 đến 31-5 gồm nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động (NLĐ). Trong đó, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ tỉnh sẽ tập trung tư vấn, đôn đốc các doanh nghiệp (DN), cơ sở thực hiện nghiêm các quy trình, biện pháp bảo đảm an ATVSLĐ, phòng cháy chữa cháy (PCCC), đồng thời xử lý nghiêm đối với các vi phạm về pháp luật lao động.

 UBND tỉnh tổ chức buổi diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại Công ty Cổ phần Tôn Đông Á (TP.Thủ Dầu Một). Ảnh: QUỲNH ANH

 Hn chế ti đa s v tai nn lao đng nghiêm trng

Dù tỉnh đã nỗ lực tuyên truyền, đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ (PCCN) trong các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhưng trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra hàng chục vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng, dẫn đến chết người. Bên cạnh đó, không ít người bị tai nạn dẫn đến mất sức lao động, đi lại khó khăn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021, Ban Chỉ đạo tỉnh đã tổ chức 2 đoàn thăm, tặng quà và động viên đối với 30 trường hợp là thân nhân người chết do TNLĐ và nạn nhân TNLĐ, mỗi phần quà trị giá từ 2 - 4 triệu đồng, tổng trị giá các phần quà là 106 triệu đồng. Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) tỉnh thăm và trao tặng 44 phần quà cho đoàn viên, công nhân lao động (CNLĐ) có hoàn cảnh khó khăn bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Công đoàn cơ sở tặng 666 phần quà với số tiền 333 triệu đồng cho NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Quỹ Hỗ trợ CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của LĐLĐ tỉnh cũng đã kịp thời chăm lo, hỗ trợ, kịp thời chia sẻ khó khăn cho 54 đoàn viên công đoàn bị bệnh hiểm nghèo, bệnh nghề nghiệp, TNLĐ với số tiền 508 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ tỉnh cho rằng, dù công tác chăm lo, hỗ trợ, thăm hỏi kịp thời CNLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp luôn được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm nhưng khi NLĐ bị TNLĐ dẫn đến thương tật nặng, mất sức lao động thì gánh nặng vẫn dồn hết lên vai gia đình, người thân của họ. Vì thế, hàng năm, Ban Chỉ đạo tỉnh luôn có những đánh giá, rút kinh nghiệm để công tác tuyên truyền về ATVSLĐ hiệu quả hơn đối với DN cũng như NLĐ, từ đó hạn chế tối đa số vụ TNLĐ. Đặc biệt, công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ, PCCN tại các DN phải được thực hiện nghiêm, xử lý theo quy định. Các DN, cơ sở sản xuất thực hiện tốt việc này phải được ghi nhận, khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên. Việc này đang được Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện tốt qua từng năm.

Nâng cao ý thc NLĐ, người s dng lao đng

Theo Ban Chỉ đạo Tháng hành động ATVSLĐ tỉnh, tháng ATVSLĐ nhằm thúc đẩy các chương trình, hoạt động để phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong các cơ sở, DN; nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động và NLĐ trong việc thực hiện ATVSLĐ.

Trong quá trình tham gia lao động luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với NLĐ. Có nhiều nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động như thiết bị, máy móc gặp sự cố, chủ quan và thiếu ý thức khi đang làm việc, sự thiếu quan tâm của chủ DN. Người sử dụng lao động không xây dựng các quy trình bảo đảm an toàn lao động, không trang bị hoặc trang bị chưa đầy đủ các biện pháp bảo vệ cá nhân cho NLĐ. Công tác giám sát, kiểm tra về ATVSLĐ tại DN, cơ sở sản xuất chưa thường xuyên... Bên cạnh đó, NLĐ không thực hiện, chấp hành chưa đầy đủ các quy trình về ATVSLĐ, PCCC; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, ý thức về ATVSLĐ chưa cao.

Để hạn chế xảy ra TNLĐ, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp trong thời gian tới, ông Phạm Văn Tuyên cho biết, Ban Chỉ đạo tỉnh đã đẩy mạnh công tác triển khai các văn bản mới, hướng dẫn thi hành Luật ATVSLĐ đến từng DN và NLĐ để bảo đảm ATVSLĐ; bảo đảm về chính sách, chế độ với người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền về bảo đảm ATVSLĐ, PCCC. Ban chỉ đạo sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra và công tác tự kiểm tra, giám sát ATVSLĐ, PCCC tại các DN; tiếp tục quan tâm, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở; chú trọng thực tập phương án chữa cháy cơ sở và hướng dẫn cho cơ sở tự tổ chức thực tập phương án PCCC theo quy định.

 Trong năm 2021, công tác kiểm tra PCCC tại các DN được Công an tỉnh thực hiện chu đáo. Đơn vị đã thực hiện 13.185/13.738 lượt hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC. Qua đó, có 101 cơ sở vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo đảm an toàn PCCC bị đình chỉ hoạt động, 1.147 trường hợp vi phạm hành chính bị xử lý, nộp phạt với số tiền gần 10,5 tỷ đồng...

 QUANG TÁM

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên