Thêm lời cảnh giác đối với bạn trẻ về mạng lưới bán hàng đa cấp
Cập nhật: 12-02-2011 | 00:00:00
Mặc
dù đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng thế
nhưng không ít bạn trẻ tiếp tục rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” vì lỡ nghe
lời dụ dỗ của các nhân viên bán hàng đa cấp vẫn còn tiếp diễn. Mới đây, 2 nữ
sinh viên (SV) trường đại học (ĐH) Bình Dương và ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình
Dương đến gặp chúng tôi để bày tỏ nỗi khổ của mình.Đưa
cho tôi xem chiếc đồng hồ trị giá 1,7 triệu đồng mà SV T.T đã phải cầm cố giấy
tờ xe, bằng lái, dây chuyền, điện thoại di động mới đủ tiền mua để có thể gia
nhập mạng lưới bán hàng đa cấp của Công ty TNHH H.T.Đ, trên đại lộ Bình Dương,
T.T bức xúc: “Nắm bắt tâm lý SV chúng em muốn thử sức mình trong môi trường
năng động và hay lo lắng cho tương lai sau khi ra trường, những nhân viên bán
hàng đa cấp dùng những lời lẽ khoa trương để vẽ ra viễn cảnh SV ra trường phải
chịu thất nghiệp nếu không có kinh nghiệm làm việc từ thực tế, khi gia nhập
mạng lưới có cơ hội trải nghiệm, lại có khoản thu nhập rất cao, chỉ bằng một sự
đầu tư ban đầu không đáng kể để mua một sản phẩm gọi là tạo niềm tin cho công
ty về sự quyết tâm của mình mà thôi. Khi tạo được thu nhập 5 triệu đồng/tháng,
SV sẽ được công ty cấp cho bằng kỹ năng thuyết phục và kinh doanh... vì thế, SV
rất mê và rất muốn thử sức”. Cứ như thế, hết lượt bạn trẻ này đến bạn trẻ khác
“bị dụ” vì nghĩ rằng mình có thể tạo được kỳ tích nào đó từ khi còn rất trẻ!Thế
nhưng, sau khi cầm cố hết tài sản có thể, những bạn trẻ này mới ngộ ra rằng
không có môi trường năng động, không có thu nhập cao như những viễn cảnh mà họ
được vẽ ra trước đó, mà các bạn buộc phải lao vào cuộc săn tìm và lôi kéo cho
bằng được người nào đó gia nhập mạng lưới như mình và tất nhiên mục tiêu cuối
cùng là phải làm sao cho họ mua sản phẩm. Những việc đó, thật sự không phải dễ.
Những SV này bức xúc vì họ bị dụ nên bỗng dưng “mắc nợ” vì đã phải bán, cầm cố
tài sản để gia nhập mạng lưới. Trong khi đó, những sản phẩm mua được, khi đem
ra tiệm bán hoặc cầm cố thì không nơi nào chịu mua vì cho rằng “đó là đồ giả”. Theo
các SV này cho biết thì 80% những người vào đây đều là SV các trường cao đẳng,
ĐH tại Bình Dương; 20% còn lại là thanh niên công nhân, lứa tuổi chủ yếu từ 18
- 30 tuổi. Hiện tại, để gia nhập mạng lưới, mỗi người phải mua chiếc máy lọc
nước, trị giá gần 4,5 triệu đồng. Đối tượng săn đuổi của các nhân viên bán hàng
đa cấp là SV các trường ĐH, cao đẳng, người dân các tỉnh miền Tây và Bình
Phước. Nhiều người còn được hướng dẫn là mua sản phẩm này về để lọc nước rồi đổ
vào bình bán cho mọi người sử dụng. Những
chuyện bức xúc về mạng lưới bán hàng đa cấp không phải là lần đầu được nhắc đến
vì trên các phương tiện thông tin đại chúng không ít có nhiều bài viết cảnh báo
đối với mọi người, thế nhưng mỗi ngày những nhân viên của mạng lưới bán hàng đa
cấp vẫn ra sức hoạt động và vẫn có nhiều người mắc phải. Mong rằng một lần nữa,
đây sẽ là bài học và là lời cảnh tỉnh đối với mọi người và nhất là các bạn trẻ,
cần có sức “đề kháng” đối với những lời có cánh của những nhân viên bán buôn đa
cấp. THANH
HOÀI