Bài 1: Về nơi đầu nguồn cách mạng
“Non xa xa, nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê-nin, kia núi Mác/ Hai tay xây dựng một sơn hà”. Lời bài thơ “Pác Bó hùng vĩ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lay động hàng triệu con tim người dân đất Việt lại văng vẳng bên tai chúng tôi trong chuyến hành trình về với Pác Bó - nơi đầu nguồn cách mạng. Nơi đây, mùa xuân năm 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng.
Phóng viên Báo Bình Dương và đoàn du khách tham quan chiếc bàn đá, nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc trong những ngày Người ở tại Pác Bó, Cao Bằng
Mùa xuân năm ấy - mùa xuân của dân tộc
Hôm chúng tôi đến Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) trời đã gần trưa. Núi Các Mác xanh tươi in hình dòng suối Lê-nin nước trong veo, chảy róc rách. Từng đoàn du khách tản bộ hai bên bờ suối Lê-nin uốn lượn qua từng hốc đá, gốc cây. Tất cả đều đi nhẹ, nói khẽ như sợ làm vỡ bầu không khí rất đỗi thiêng liêng nơi đây. Trong từng cánh rừng, đoạn suối, thấp thoáng các “mế” đồng bào dân tộc đi lấy củi, tưới rau. Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường như những tháng ngày Bác Hồ sống vàlàm việc ở nơi đây.
Vượt quãng đường đèo, dốc khoảng gần 1km, cóchỗ như thẳng đứng, chúng tôi đặt chân lên cột mốc 108 lịch sử. Nơi đây, hơn 79 năm trước, vào mùa xuân năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí Lê Quảng Ba, Phùng Chí Kiên, Thế An, Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Lộc đã về đến Pác Bó, một nơi “bí mật” có “hàng rào quần chúng bảo vệ và có đường rút lui”. Trong thời khắc thiêng liêng của đất trời vào xuân, khi Người xa quê hương tròn 30 năm, đãdừng lại, cúi đọc những dòng chữ khắc sâu trên đá, rồi đứng lặng hồi lâu hướng tầm mắt nhìn về phía dải đất Tổ quốc yêu thương hình chữ S. “Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. (Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên).
Hơn 79 năm sau, khung cảnh núi rừng Pác Bó vẫn hùng vĩ bát ngát và vẫn như còn in đậm hình ảnh ông cụ mặc quần áo dân tộc Nùng giản dị trởvề mang đến những mùa xuân yên vui cho dân tộc Việt Nam. Trong suốt chuyến hành trình trên con đường dẫn lên cột mốc 108, chúng tôi được hướng dẫn viên của khu di tích nhiệt tình giới thiệu những địa điểm ghi dấu chân Người nơi đây: Nền nhà của ông Lý Quốc Súng (người dân tộc Tày) là ngôi nhà Bác đã ởkhi mới trởvề Tổ quốc chỉđạo cách mạng (từ ngày 28-1 đến 7-2-1941); hang Lũng Lạn, nơi Bác ởvà làm việc trong khoảng cuối tháng 3-1941; hang Ngườm Vài, năm 1941, Bác trực tiếp dự, hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng…
Bác Hồ chọn Pác Bó, Cao Bằng để về nước hoạt động và xây dựng căn cứđịa cách mạng không phải sự lựa chọn tình cờ, ngẫu nhiên mà có sự tính toán kỹ lưỡng, vì đây là điểm đứng chân hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển về sau của cách mạng. Địa thế Cao Bằng hiểm trở, ởcác vùng cao, vùng sâu, vùng xa là địa bàn thực dân Pháp khó kiểm soát. Từ Cao Bằng khi lực lượng cách mạng phát triển, cơ sởViệt Minh mởrộng có thể nhanh chóng “Đông tiến” xuống Lạng Sơn, “Nam tiến” xuống Thái Nguyên và “Tây tiến” sang Hà Giang, Tuyên Quang cũng như các tỉnh vùng trung du, đồng bằng Bắc bộ. Cao Bằng hội tụ đủ điều kiện trởthành một trong những bàn đạp chiến lược đầu tiên của thời kỳ khởi nghĩa vũ trang giải phóng dân tộc.
Sáng ngời tâm hồn người chiến sĩ cộng sản
Ngược dòng Lê-nin nước trong vắt lững lờ trôi, từng đàn cá tung tăng bơi lội chúng tôi đến nơi ngọn nguồn nhất - hang Cốc Bó, nơi Bác ởtrong những ngày đầu về nước. Thời gian đầu, Người ởvới đồng bào Pác Bó nhưng để bảo đảm bí mật, ngày 8-2-1941, Người chuyển vào hang Cốc Bó thuộc bản Pác Bó, nơi có đường sang biên giới, có thể rút lui an toàn khi bị lộ. Từ đây, Cốc Bó trởthành đầu nguồn của cách mạng Việt Nam.
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang/ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/ Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Những câu thơ trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Người đã thể hiện rõ nếp sống đơn sơ, giản dị, tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng của vị lãnh tụ vĩđại của dân tộc. Hang Cốc Bó - “nhà in lưng đá”, hàng năm có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền đất nước và khách quốc tế đến tham quan. Hang Cốc Bó tĩnh lặng đến trang nghiêm. Bước vào cửa hang, ai nấy đều yên lặng, bồi hồi xúc động, ngưỡng vọng về tâm hồn cao cả của Người. Trong hang vẫn còn lại chiếc giường Bác đã từng nằm nghỉvà cũng là chỗlàm việc của Bác. Đó chỉlà một tấm ván cũ đơn sơ dựa sát vách hang. Nằm sâu bên trong là bức tượng Các Mác bằng thạch nhũ mà năm xưa Bác Hồ đã đặt tên. Dưới chân núi, bên ngoài hang Cốc Bóchính là nơi Bác Hồ vẫn thường bắc bếp nấu cơm, đun nước uống, dùng lá cây ổi làm chè. Hàng ngày, Bác thường xuống đầu nguồn bên bờ suối Lê-nin, bên chiếc bàn đá làm việc. Chiếc bàn đá do các đồng chí phục vụ kê cho Bác bằng một phiến đá to bên bờ suối nay đã phủ màu thời gian nhưng vẫn sừng sững, như thể hiện rõ ý chí cách mạng mạnh mẽ của người chiến sĩcộng sản kiên trung.
Hôm chúng tôi đến hang Cốc Bó, tình cờgặp ông Mohamed Harem, một du khách người Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đứng lặng hồi lâu trước cửa hang Cốc Bó. Khi được chúng tôi hỏi, ông xúc động cho biết ông là một trong những người đã từng tham gia phong trào phản đối chiến tranh phi nghĩa của Mỹ tại Việt Nam thế kỷ trước. Trong con mắt của nhiều thanh niên thời đó, trong đó có ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới. Ông Harem nói: “Hình ảnh, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn hiện diện trong tâm trí tôi và tôi luôn ngưỡng mộ Người!”.
Cũng tại Pác Bó, tháng 5-1941, tại lán Khuổi Nặm diễn ra Hội nghị lần thứ8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, họp từ ngày 10 đến 19-5-1941 do Bác chủ trì. Hội nghị hoàn chỉnh sự chuyển hướng chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị lần thứ6 (tháng 11-1939), ra Nghị quyết thành lập Mặt trận Việt Minh, lập căn cứđịa cách mạng. Đây cũng là nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị, quân sự, thành lập Đội du kích Pác Bó... Đây là những chủ trương có tầm chiến lược để từ đó Đảng ta vận động, đoàn kết tất cả các lực lượng yêu nước, tích cực chuẩn bị lực lượng mọi mặt, đón thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tháng 5-1945, Bác dời Pác Bó sang Tân Trào - Tuyên Quang để chuẩn bị Đại hội quốc dân và phát lệnh Tổng khởi nghĩa. Trong hành trình từ Pác Bó sang Tân Trào, Bác đã phải đi bộ hơn 400km đường rừng núi.
Lúc sinh thời Bác từng nói: “Cao Bằng là quê hương thứhai của tôi”. Ngày nay, dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí của những người con Cao Bằng vẫn còn in đậm hình ảnh Người trởvề thăm Cao Bằng vào tháng 2-1961. Hình ảnh vị cha già dân tộc trong trang phục giản dị, ân cần thăm hỏi các cụ già, em nhỏ bằng thứtiếng của người dân tộc Nùng vẫn còn in mãi với núi rừng Pác Bó. “Trông vời lưng núi/ Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây/ Chiều nay tiếng ai đang lượn về trên đèo/ Kể rằng Người về đây nhà in lưng đá/ Người về quê ta tấm áo chàm tình thương quê nhà…”. (còn tiếp)
CAO SƠN