Hôm qua, kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo bắt đầu được triển khai -
Nhu cầu lớn về lương thực của thế giới và triển vọng trúng mùa lúa ở ĐBSCL năm
nay mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam
Những tháng đầu năm 2011, dù chưa ký được hợp
đồng xuất khẩu gạo tập trung với thị trường lớn là Philippines nhưng bù lại,
chúng ta có thêm nhiều thị trường mới vì thế tình hình xuất khẩu được dự báo vẫn
khả quan.
Lúa ở ĐBSCL
trúng mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay. Nườm nượp hợp
đồng
Nửa năm, có thể xuất 3,6
triệu tấn gạo
Theo VFA, kết quả giao gạo từ ngày 1 đến 24-2
đạt 459.840 tấn, trị giá 219.302 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến nay, gạo xuất
khẩu đạt 944.224 tấn, trị giá 463.142 USD. Lượng gạo tồn kho từ năm 2010 chuyển
sang năm 2011 là 840.000 tấn, gạo hàng hóa vụ đông xuân khoảng 3 triệu tấn, cân
đối 6 tháng đầu năm có khoảng 3,84 triệu tấn gạo.
Như vậy, dự kiến xuất khẩu gạo quý I/2011 đạt khoảng 1,6 triệu
tấn, xuất khẩu trong quý II là 2 triệu tấn, lượng gạo tồn kho chuyển qua quý III
là 240.000 tấn. Báo cáo từ
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo
trong tháng 1vừa qua vẫn đạt ở
mức cao, chủ yếu từ 2 hợp đồng tập trung với Malaysia và Indonesia, đạt 300.000
tấn. Số hợp đồng đã đăng ký tích lũy đến hết tháng 1-2011 là hơn 1,5 triệu tấn.
Ngoài ra, sắp tới, Bangladesh có thể mua thêm của Việt Nam 200.000 tấn. Theo tin
từ Bộ Công Thương, vào giữa tháng 2-2011, một số doanh nghiệp (DN) trong nước
cũng đã ký được hợp đồng mới với các đối tác từ Indonesia, bán 400.000 tấn gạo
15% tấm. Mới đây, có thêm thông tin các thương nhân Philippines đánh tiếng mua
600.000 tấn gạo của Việt Nam.
Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA,
nếu chúng ta ký tiếp hợp đồng với Philippines theo thỏa thuận cấp chính phủ và
được tăng cường bởi các hợp đồng tập trung khác (trong đó có Cuba, Iraq và
Malaysia) thì số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo sắp tới sẽ tăng nhanh và việc tiêu
thụ lúa vụ đông xuân cũng như hè thu sắp tới chắc chắn gặp nhiều thuận
lợi.
“Đấu trí” chờ giá
tốt
Thời gian qua, có thông tin chính phủ mới của
Philippines có xu hướng giao việc nhập khẩu gạo cho tư nhân. Đây là một trong
những lý do khiến việc ký hợp đồng xuất khẩu tập trung giữa Việt Nam với
Philippines bị chậm. Đại diện VFA thừa nhận điều này phần nào ảnh hưởng đến giá
gạo Việt Nam do tâm lý đầu cơ giá xuống khi vụ đông xuân vào mùa thu hoạch.
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH
Trung An (Cần Thơ), cho biết thời gian qua, một số nhà nhập khẩu tư nhân của
Philippines đã sang Campuchia thu mua khoảng 50.000 tấn - 60.000 tấn gạo để tạo
sức ép về giá đối với gạo Việt Nam. Về điều này, ông Cao Minh Lãm, Chủ tịch HĐQT
Công ty Xuất nhập khẩu An Giang, cho rằng chúng ta cần khai thác thêm thị trường
mới, không nên “chăm bẵm” vào một thị trường vì như vậy tiềm ẩn nhiều rủi
ro.
Vụ
đông xuân sớm ở ĐBSCL được mùa, nông dân phấn khởi khi giá lúa đang tăng
Hiện nhu cầu lương thực thế giới đang tăng,
nhiều nước phải nhập khẩu lương thực trong năm nay với số lượng lớn. Chẳng hạn,
Bangladesh dự kiến nhập khẩu gấp đôi số lượng gạo so với chỉ tiêu của năm nay,
từ 600.000 tấn lên 1,2 triệu tấn. Đến tháng 7, tháng 8 năm nay, Indonesia cũng
sẽ phải tiếp tục nhập khẩu gạo với số lượng lớn. Ông Trương Thanh Phong nhận
định: Thiên tai đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, kéo theo giá nông sản
tăng cao.
Đây cũng là cơ sở, điều kiện để chúng ta giữ
giá và tăng giá gạo. Giá gạo sắp tới chỉ có tăng chứ không giảm. Hơn nữa, giá
gạo Việt Nam được đánh giá là đang ở mức thấp nên các nước sẽ mua gạo của chúng
ta, trong đó có Philippines (khoảng 1,5 triệu tấn). Ông Phong cảnh báo các DN
xuất khẩu gạo không nên bán tháo lúc này, sẽ dễ dẫn đến lỗ. Kinh nghiệm cho thấy
hợp đồng thương mại vào đầu năm chưa có nhưng đến cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4
tới sẽ có.
Giá thu
mua lúa không thấp hơn 5.000 đồng/kg
Để ổn định giá lúa gạo trong
nước, tránh tình trạng kéo giá xuống, VFA đã chỉ đạo 60 DN có tiềm lực tiến hành
thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hàng hóa (tương đương hơn 2 triệu tấn lúa), bắt
đầu từ ngày 1-3 đến ngày 15-4. Giá thu mua được tính theo giá thị trường, trong
trường hợp giá lúa giảm cũng phải bảo đảm giá thu mua không được thấp hơn 5.000
đồng/kg lúa khô.
Trước nhu cầu lương thực thế
giới đang bùng nổ, VFA nhận định khả năng giá gạo sẽ còn tăng. Từ đó, cuối tháng
2-2011, VFA đã thông báo nâng mức giá sàn xuất khẩu gạo thêm 20 USD/tấn đối với
gạo 5% tấm, lên 520 USD/tấn; gạo 25% tăng 10 USD/tấn, lên 490 USD/tấn...
Theo NLĐ