Thúc đẩy mọi hoạt động, phục hồi sản xuất kinh doanh

Cập nhật: 22-04-2020 | 04:01:27

 Trước những tác động từ dịch bệnh Covid-19, để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng, Bình Dương đã và đang xây dựng, triển khai nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp trọng tâm đó là, đẩy nhanh quá trình cơ cấu, sắp xếp, tổ chức lại và phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD); bù đắp, giảm thiểu các thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 gây ra; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng phù hợp trong tình hình mới.

 Bình Dương đang triển khai mạnh các giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh: TIỂU MY

 N lc vưt khó

Năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bình Dương nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước ở vị trí thứ 6 và đứng đầu trong khu vực Đông Nam bộ với những kết quả đánh giá tích cực từ doanh nghiệp (DN) về sự linh hoạt, sáng tạo của chính quyền tỉnh và tính công khai, minh bạch của môi trường kinh doanh. Kết quả này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư cho Bình Dương cũng như việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN tiếp tục đồng hành với tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) bền vững.

Năm 2020, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực để bảo đảm tăng trưởng ổn định và bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ; chú trọng chất lượng tăng trưởng; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm… Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020 tỉnh Bình Dương xác định mục tiêu tăng trưởng từ 8,6 - 8,8%. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, trên đà tăng trưởng mà tỉnh đang có cùng với những giải pháp mới, hiệu quả trong phát triển KT-XH đã và đang triển khai của tỉnh, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được.

Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã tác động xấu đến tất cả các ngành, lĩnh vực khiến cho KT-XH của tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, thu ngân sách của tỉnh quý I-2020 thấp hơn so với cùng kỳ; thu hút đầu tư nước ngoài giảm, số DN gặp khó khăn phải giải thể tăng 63%... Một số lĩnh vực gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh như thương mại nội địa, xuất nhập khẩu, hoạt động du lịch… ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KT-XH của địa phương.

Trin khai nhiu gii pháp

Để khắc phục những khó khăn từ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, bảo đảm các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, trong đó có việc phấn đấu bảo đảm thực hiện ở mức cao nhất về số thu ngân sách Nhà nước, Bình Dương hiện đang huy động các nguồn lực, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho SXKD, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN về SXKD, xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là về công tác giải phóng mặt bằng, đất đai, tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế...

Đến hết quý I-2020, tình hình KT-XH của tỉnh đã đạt những kết quả tích cực. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đều tăng, như: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 6,14%; tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tăng 11,7%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,14%; kim ngạch xuất khẩu tăng 3,6%; kim ngạch nhập khẩu tăng 4,3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 10,2%; thu ngân sách tăng 15%...

Về giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành trong tỉnh phải tập trung đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng nhất để bù đắp phần thiếu hụt tăng trưởng do tác động của dịch bệnh Covid-19. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và năm 2020 (bao gồm vốn ODA), UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị, thành phố thường xuyên kiểm tra, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ, khối lượng và chất lượng công trình; sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng, phát huy tối đa công suất thiết kế, hiệu quả KT-XH.

Cùng với đó, để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tỉnh bám sát chỉ đạo của Bộ Công thương trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để phục vụ hoạt động sản xuất; kịp thời phổ biến, triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sau khi được Quốc hội phê chuẩn nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2020, bù đắp cho sự khó khăn, sụt giảm trong những tháng đầu năm.

Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh thời gian tới cần tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống, kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19; đẩy nhanh quá trình cơ cấu, sắp xếp, tổ chức lại và phục hồi các hoạt động SXKD, bù đắp, giảm thiểu các thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra; hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững hơn, có sức đề kháng và khả năng thích ứng với các biến động từ bên ngoài và bên trong. Đồng thời, các Sở, ngành, địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu của cả năm và nhiệm kỳ 2015-2020.

 NGỌC THANH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=666
Quay lên trên