Thực hiện dán nhãn năng lượng sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết hiệu suất điện năng cũng như chất lượng sản phẩm
Nhà phân phối miễn cưỡng, người dân hững hờ
Theo quy định, đối tượng của chương trình dán NNL bao gồm các sản phẩm cómức tiêu thụ năng lượng đơn lẻ đáng kể, các sản phẩm được sử dụng rộng rãi cho mục đích sinh hoạt, trong các văn phòng, trong sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm chưa sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng hiện cótrên thị trường. Cụ thể, đối với các thiết bị gia dụng bắt buộc dán nhãn từ ngày 1-7 gồm đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt lồng đứng sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện. Đối với nhóm thiết bị công nghiệp thì cómáy biến áp phân phối 3 pha, động cơ điện.
Khúc mắc lớn nhất hiện nay là Bộ Công Thương mới chỉ định có duy nhất một điểm kiểm định năng lượng ở phía Bắc, cũng chỉ có một đầu mối tiếp nhận hồ sơ của DN trong khi hầu hết các nhà sản xuất nằm ở TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, khi DN cần phải tốn thời gian không ít.
Quy định là thế nhưng dạo quanh một vòng các cửa hàng điện máy tại Bình Dương, dễ nhận ra việc thực hiện dán NNL cho sản phẩm bán ra của các DN là miễn cưỡng. Khi hỏi về những sản phẩm chưa được dán NNL, chủ cửa hàng điện máy T.L (QL.13, TX.Thuận An) cho biết: “Chúng tôi phần lớn là bán hàng Việt Nam, cótiêu chí chất lượng, thời gian sử dụng, xuất xứ hàng hóa, còn việc dán NNL là do các nhà sản xuất chịu trách nhiệm. Chúng tôi chỉ nhập sản phẩm về bán”.
Trong khi đó, một sốtrung tâm, cửa hàng điện gia dụng khác dù cóthực hiện việc dán NNL nhưng do chưa được tư vấn kỹ càng nên dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn NNL với nhãn tiết kiệm năng lượng. Từ đây, DN thực hiện việc dán NNL qua loa, chiếu lệ với tâm lý bị ép buộc, phiền hà. Tại thời điểm này, sau khi quyết định cóhiệu lực hơn 2 tháng, phần lớn sản phẩm điện máy chính hãng được các chủ cửa hàng, DN nhập về đã dán nhãn. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi thì vẫn còn một sốsản phẩm của Trung Quốc, các loại nồi cơm điện vẫn chưa dán NNL.
Tương tự, do chưa được tư vấn kỹ nên người tiêu dùng cũng thờ ơ với NNL, dù loại nhãn này mang lại lợi ích to lớn cho họ. Anh Nguyễn Văn Tỵ ở phường Phú Cường (TP.Thủ Dầu Một) cho biết: “Từ trước tới nay, khi mua đồ điện, tôi chỉ quan tâm đến thương hiệu, cách sử dụng chứ ít để ý đến việc sản phẩm tiêu hao điện năng ra sao”. Còn chị Nguyễn Thị Hồng Nguyệt ở phường Phú Lợi (TP.Thủ Dầu Một) nhận xét: “Tôi không hiểu những sản phẩm códán NNL với mục đích gì nên chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng. Một nồi cơm điện bây giờ dán 4 - 5 loại nhãn rối rắm quá nên tôi không để ý lắm”.
Doanh nghiệp sản xuất gặp khó
Về những ưu điểm của việc dán nhãn cho sản phẩm tiêu thụ năng lượng, ông Trần Thạch Quang, Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Quạt Việt Nam (Bến Cát), một trong những đơn vị sản xuất quạt điện đầu tiên được dán NNL chia sẻ: “Nếu như trước đây, mỗi đoạn quảng cáo của DN đều nói rằng sản phẩm cóchất lượng tốt mà không thể chứng minh được ngay lập tức chất lượng của sản phẩm đóthì bây giờ với việc được dán NNL, không cần phải quảng cáo nhiều, người tiêu dùng nhìn vào cũng cóthể nhận biết được đâu là sản phẩm chất lượng, hiệu suất cao. Đây là yếu tốrất quan trọng trong việc nâng cao uy tín cho DN. Thực tế, việc dán NNL cho 45 dòng sản phẩm của công ty khiến sản phẩm được tiêu thụ nhanh, doanh sốbán hàng tăng thêm hơn 12%”.
Việc dán NNL không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn khi mua các thiết bị gia dụng, thiết bị công nghiệp mà còn giúp ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng, cóhiệu suất năng lượng thấp lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, không phải nhà sản xuất nào cũng mặn mà với NNL. Do chưa được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nên thực hiện dán NNL đối với nhà sản xuất rất nhiêu khê. Ông Phạm Hồng Hải, đại diện Công ty TNHH Tatung (Bến Cát) chia sẻ: “Về hướng dẫn dán NNL, Bộ Công Thương nói là nhà sản xuất thiết kế tem sai bị phạt. Tuy nhiên, đơn vị tiếp nhận ở tận Hà Nội, còn chúng tôi ở Bình Dương mà bộ chỉ cómột phòng tiếp nhận thông tin này. Khi tôi gọi ra thì các anh chị nói bận, không tiếp được. Chính cái này mất rất nhiều thời gian”.
Rõ ràng, việc quy định bắt buộc phải dán NNL cho sản phẩm điện máy là một bước đi thiết thực nhằm hạn chế các sản phẩm lạc hậu, tiêu tốn nhiều điện năng trôi nổi trên thị trường. Về lâu dài, thực hiện tốt việc dán NNL góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, ổn định nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, cần thêm nhiều sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng liên quan và khâu truyền thông cho người tiêu dùng, người bán hàng và nhà sản xuất thông hiểu được lợi ích của NNL là cực kỳ quan trọng.
- Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị phải dán NNL được sản xuất, nhập khẩu.
- Phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng đối với hành vi tiếp tục dán NNL cho phương tiện, thiết bị khi giấy chứng nhận dán NNL của phương tiện, thiết bị đó đã hết hạn.
- Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin hiệu suất năng lượng trên NNL so với giấy chứng nhận dán NNL của phương tiện, thiết bị được cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng đối với các hành vi dán NNL không đúng với giấy chứng nhận được cấp hoặc dán nhãn cho sản phẩm chưa được cấp giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng. (Theo Nghị định số 73/2011/NĐ-CP).
• KHÁNH VINH