Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương: Nhà khoa học hướng đến sản xuất, tiêu dùng

Cập nhật: 07-09-2020 | 07:39:10

 TS Nguyễn Thị Liên Thương, Giám đốc Viện Phát triển ứng dụng thuộc trường Đại học Thủ Dầu Một đã có nhiều phát minh, sáng chế, sáng kiến ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và chuyển giao công nghệ sạch. TS Nguyễn Thị Liên Thương đã nhận được nhiều bằng khen của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương.

 TS Nguyễn Thị Liên Thương bên các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng

 Nhiều phát minh, sáng chế…

Tốt nghiệp TS chuyên ngành công nghệ sinh học trường Đại học Ulsan, Hàn Quốc, năm 2012 TS Nguyễn Thị Liên Thương về công tác tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Sau khi lần lượt nhận các nhiệm vụ khác nhau, từ năm 2016 đến nay giữ vị trí Giám đốc Viện Phát triển ứng dụng thuộc nhà trường.

Trong quá trình công tác, theo yêu cầu đặt ra về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng, trong đó nhà trường đóng vai trò cung cấp giải pháp công nghệ trong liên kết 3 nhà (Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp), TS Nguyễn Thị Liên Thương cùng nhóm nghiên cứu đưa các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao đến các nhà sản xuất nông nghiệp, đem lại công nghệ sạch, kỹ thuật chế biến, và tăng giá trị chuỗi nông sản. Việc chuyển giao công nghệ đến cộng đồng đã đem lại hiệu quả rõ rệt như sản xuất sạch, chế biến sau thu hoạch, tinh chế và tạo sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ nông sản/dược liệu.

TS Nguyễn Thị Liên Thương chia sẻ: “Tôi nhận thấy, nhu cầu sử dụng dược liệu sạch trong các nhà máy dược liệu rất cao. Việc áp dụng công nghệ trồng nấm dược liệu sạch có vai trò vô cùng quan trọng trong tăng uy tín, chất lượng và tiêu thụ cho người nông dân. Công nghệ sạch sẽ tạo ra nấm dược liệu sạch, tăng chất lượng và độ tin tưởng từ các nhà thu mua nấm”. TS Nguyễn Thị Liên Thương cho biết thêm, từ năm 2012-2019, bà nghiên cứu các công nghệ trồng nấm dược liệu sạch để áp dụng tại Bình Dương và các tỉnh, thành phía Nam. Đông trùng hạ thảo và linh chi là hai loại nấm được ưu tiên hướng dẫn, tư vấn và chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân do có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thu mua lớn từ các công ty dược và thực phẩm để tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đồng thời ổn định thu nhập của người nông dân”.

Chuyển giao công nghệ sạch

TS Nguyễn Thị Liên Thương cho hay, nấm linh chi mọc tự nhiên trên thân gỗ và sản xuất nhỏ lẻ không ổn định về chất và lượng. Để trồng ở quy mô công nghiệp cần có các công nghệ để tăng năng suất, giảm được chi phí sản xuất, giảm tác hại do côn trùng. Trước nhu cầu đó, bà đã nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sạch đến người dân như quy trình trồng nấm linh chi đỏ Ganoderma lucidum tiêu chuẩn sạch theo hướng hữu cơ quy mô công nghiệp; công nghệ tưới phun sương tự động giúp người nông dân giảm thời gian, nhân công và bảo đảm độ đồng đều hơi ẩm, độ thoáng trong nhà trồng nấm. Do người dân trồng nấm trong các dự án được hỗ trợ kiểm soát, đo đạc chất lượng, sản phẩm được các công ty ký hợp đồng đầu ra ổn định, đem lại thu nhập và sự yên tâm cho người dân khi trồng theo công nghệ sạch được chuyển giao.

“Từ năm 2012 đến nay, tôi và nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Thủ Dầu Một liên tục nghiên cứu nâng cao chất lượng nấm và giống nấm đông trùng hạ thảo cho người dân như phát triển quy trình trồng nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris từ kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại Đại học Thủ Dầu Một”. Quy trình nuôi nấm này dùng công nghệ tự động, theo hướng hữu cơ khi sử dụng dinh dưỡng hữu cơ, nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn an toàn thực phẩm, tối ưu hóa về các chu trình nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng. Quy trình này hiện đã chuyển giao công nghệ đến người dân và cơ sở sản xuất trên nhiều tỉnh thành cả nước”, TS Nguyễn Thị Liên Thương nói.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Thị Liên Thương đã nghiên cứu chuyển giao công nghệ chiết xuất nấm dược liệu đến doanh nghiệp. Bà cho hay: “Với mong muốn cộng đồng người tiêu dùng cũng sẽ có các sản phẩm tốt từ chính các công nghệ chế biến trong nước và nguyên liệu dược liệu, tôi và nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ tinh chế, công thức chế biến nông sản/dược liệu dẫn đến tăng khả năng tiêu thụ của nông sản đến các công ty sản xuất và đã được ứng dụng”. Từ năm 2018 đến nay, Viện Phát triển ứng dụng của Đại học Thủ Dầu Một đã ký kết được nhiều hợp đồng chuyển giao có ý nghĩa. Như trong năm 2020, sản phẩm cao nấm đông trùng hạ thảo Cordy X phát triển từ quy trình nghiên cứu của viện đến Công ty MHD Pharma đã chính thức được bán trong chuỗi siêu thị của Tập đoàn Kohnan (Nhật Bản) tại Việt Nam. TS Nguyễn Thị Liên Thương còn nghiên cứu các quy trình tạo ra sản phẩm ứng dụng từ các sản phẩm nông nghiệp tăng giá trị cho chuỗi sản phẩm của người nông dân như tạo sản phẩm từ bưởi (trà, tinh dầu, xà bông, rượu bưởi...); ứng dụng công nghệ sấy lạnh hoa cúc, trà hòa tan.

 Trong quá trình công tác tại trường Đi học Thủ Dầu Một, TS Nguyễn Thị Liên Thương đã đạt được nhiều danh hiệu thi đua, giải thưởng, như: Bằng khen ca Trung ương Hi Nông dân Việt Nam về tôn vinh “Nhà khoa hc ca nhà nông” ln thứ 2 - 2019; đt gii thưởng “Sản phẩm tin cậy 2015” với sn phẩm của đềti cấp trường “Nghiên cứu nuôi trồng nm đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) trên môi trường nhân tạo ti Đi học Thủ Dầu Một, Bnh Dương”, ca Hi Sở hữu trí tuệ Việt Nam; 8 bằng khen ca UBND tỉnh về thành tích trong nghiên cứu khoa hc và công tác, hỗ trợ cng đng từ năm 2015- 2019. Ngoài ra, TS Nguyễn Thị Liên Thương đã hướng dẫn nhiều hc viên cao hc, nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; luận án tiến sĩ…

 PHƯƠNG LÊ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1500
Quay lên trên