Toyota đóng cửa các nhà máy tại Australia

Cập nhật: 12-02-2014 | 00:00:00
Hãng sản xuất ôtô lớn nhất của Nhật Bản và cũng là của thế giới Toyota Motor Corp thông báo chấm dứt hoạt động sản xuất động cơ và ôtô tại Australia vào cuối năm 2017 do tình hình khó khăn về thị trường, trong đó có việc đồng đôla Australia tăng giá so với đồng yen. Toyota đóng cửa các nhà máy của mình tại Australia

Chủ tịch hãng Akio Toyoda cho biết nhiều yếu tố bất lợi như thị trường cạnh tranh khốc liệt, cùng với dự báo về lượng tiêu thụ xe giảm tại nước này đã buộc hãng Toyota phải đưa ra quyết định trên.

Ông Toyoda cho biết hãng Toyota tại Australia sẽ chuyển sang hoạt động về tiêu thụ, đồng thời khẳng định cam kết của hãng tiếp tục cung cấp xe ôtô và dịch vụ cho người dân Australia. Và thông báo được đưa ra có nghĩa với 4.200 công nhân địa phương tại Melbourne sẽ không có việc làm sau năm 2017, cùng với đó là khoảng 2.500 người lao động sản xuất cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự tại nhà máy Altona của Toyota .

Trong vòng chưa đầy 12 tháng , cả ba nhà sản xuất xe hơi của Australia - Ford , Holden và bây giờ Toyota - đã chính thức ra thông báo đóng của các nhà máy của mình.

Quyết định này là một cú đánh lớn cho nền kinh tế của các địa phương nơi có nhà máy của Toyota, với các nhà máy phụ trợ hiện đang sử dụng 18.000 nhân công ở bang Victoria và 6.000 ở Nam Úc .

Thủ tướng Australia - Tony Abbott ngay lập tức cũng đưa ra chính kiến của mình sau quyết định của Toyota: “Khi một số doanh nghiệp đóng cửa thì cũng có các doanh nghiệp khác sẽ được mở ra, tương tự như vậy, khi một số công việc kết thúc cũng mở ra sự khởi đầu cho các công việc khác. Tuy nhiên thách thức đối với chúng ta lúc này là đảm bảo có thêm nhiều việc làm mới hơn là khi việc này kết thúc (Toyota đóng cửa các nhà máy sản xuất). Toyota đóng cửa các nhà máy của mình tại Australia

Việc hãng Toyota chính thức đóng của các nhà máy tại Australia, chuyển từ thị trường sản xuất sang thị trường tiêu thụ (nhập khẩu, bán hàng, dịch vụ hậu mãi) là điều mà nền công nghiệp ôtô Việt Nam đang lo sợ phải đối đầu trong tương lai, không chỉ đối với Toyota (với 1.600 nhân công, kể cả nhân công thời vụ) mà cả các thương hiệu khác, sẽ chuyển sang nhập khẩu, phân phối là chính, sau khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA chính thức có hiệu lực vào năm 2018?

Điều gì sẽ đảm bảo viễn cảnh này sẽ không xảy ra với nền công nghiệp ôtô tại Việt Nam?

Theo Dân trí

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=556
Quay lên trên