Trân trọng và chăm lo “nguồn vốn quý” - Bài 1

Cập nhật: 15-09-2020 | 07:59:19
LTS: Trong số các chỉ tiêu về xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, Bình Dương luôn đạt chỉ tiêu giải quyết việc làm, chăm lo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động (NLĐ), xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp. Thành quả này thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo, năng động trong chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương nhằm bảo đảm các vấn đề an sinh xã hội cho NLĐ trên địa bàn toàn tỉnh.

Bài 1: Bảo đảm việc làm cho NLĐ

 Tiếp tc c th hóa các ch trương ca Trung ương và khai thác có hiu qu tiềm năng, li thế ca địa phương, to môi trường đầu tư thông thoáng, vn hành nền hành chính công hiu qu, Bình Dương tiếp tc là mt trong nhng địa phương ca c nước thu hút mnh đầu tư trong và ngoài nước. Việc thu ht đầu tư kéo theo lao động từ cc tỉnh, thnh khc đến Bình Dương sinh sống và lm việc, dẫn đến ny sinh nhiều vấn đề cần gii quyết, trong đó có vấn đề việc lm, thu nhập, đời sống NLĐ.

 Bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thăm hỏi, tặng quà NLĐ về quê vui xuân đón tết

 Gần 47.000 lao động có việc làm ổn định mỗi năm

Toàn tỉnh hiện có gần 1,2 triệu lao động, tăng khoảng 250.000 lao động so với năm 2013, chủ yếu lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN); lao động đến từ các tỉnh, thành khác chiếm khoảng 85%. Đa số lao động có tuổi đời bình quân trẻ, có trình độ học vấn và nghề nghiệp. Bằng những giải pháp chiến lược, Bình Dương luôn đạt và vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm cho NLĐ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra. Hàng năm, tỉnh giải quyết việc làm ổn định cho gần 47.000 lao động, đạt và vượt chỉ tiêu giai đoạn 2015-2020 (chỉ tiêu 45.000 người). Số lao động có việc làm ổn định không chỉ tăng trong nhiệm kỳ mà còn tăng đều qua các năm. Riêng năm 2019, tỉnh giải quyết việc làm cho hơn 45.000 lao động và tính đến tháng 4-2020 giải quyết thêm cho 9.656 lao động có việc làm ổn định.

 Thu nhập bình quân của NLĐ của tỉnh đạt từ 6,5 triệu đồng đến 7,5 triệu đồng/người/tháng và còn có sự chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại hình DN, ngành nghề. Khoảng cách thu nhập giữa lao động không có trình độ chuyên môn và có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngày càng có xu hướng tăng. Ngoài tiền lương, các DN còn thưởng cho NLĐ lương tháng 13 và một số phụ cấp khác như: Tiền nhà ở, điện, nước, ăn trưa…

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là đơn vị điển hình trong đào tạo, giới thiệu việc làm cho NLĐ có nhu cầu tìm kiếm việc làm hoặc lao động thất nghiệp. Trung tâm có các hình thức tư vấn, giới thiệu phong phú như: Tư vấn việc làm trực tiếp, giới thiệu học nghề, kết nối bản tin báo Bình Dương, kết nối các kênh thông tin hỗ trợ về nghề nghiệp, việc làm của Trung ương, các tỉnh qua trang mạng điện tử, các bài phân tích về thông tin thị trường lao động hàng tháng, hàng quý. Trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, trung tâm thường xuyên quan tâm phát triển, tổ chức các sàn giao dịch việc làm với nhiều hình thức tổ chức và cải tiến theo từng giai đoạn như: Sàn trực tiếp, sàn trực tuyến online, sàn mini... Giai đoạn 2016-2019, trung tâm tổ chức tổng cộng 134 sản sàn giao dịch việc làm. Song song đó, trung tâm đẩy mạnh kết nối DN, Hiệp hội DN, đẩy mạnh kết nối Câu lạc bộ Nhân sự để mở rộng “nguồn cầu lao động” cho lao động thất nghiệp và lao động sau xuất khẩu lao động về nước. Nếu năm 2015, trung tâm kết nối với hơn 3.000 DN thì đến năm 2019 là hơn 4.300 DN với gần 191.000 vị trí tuyển dụng để cung cấp cho NLĐ.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết: “Để giải quyết việc làm cho lao động, đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng lao động của các DN trên địa bàn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đặc biệt là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đồng bộcác giải pháp. Theo đó Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thường xuyên nâng cao hơn nữa chất lượng công tác dự báo cung - cầu lao động; tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm; tiếp tục thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh liên kết 3 nhà; thực hiện công tác tuyên truyền chính sách pháp luật lao động của DN, bảo đảm quyền lợi vàcác chế độ phúc lợi của NLĐ nhằm giữ chân, thu hút nguồn lao động, đáp nhu cầu DN”.

Chú trọng, ưu tiên lao động nữ

Trong tổng số gần 1,2 triệu lao động toàn tỉnh thì lao động nữ (LĐN) chiếm khoảng 56%; tập trung nhiều nhất là các ngành may mặc, giày da. Trong quá trình thực hiện Luật Lao động, các DN đã bảo đảm cho LĐN có cuộc sống ổn định, được bố trí làm việc ở vị trí phù hợp. Nhiều DN đã trích quỹ phúc lợi hàng tỷ đồng để xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh, nơi thay quần áo cho LĐN trước và sau giờ làm việc. Đặc biệt LĐN khi có thai được đi khám định kỳ và làm công việc nhẹ hơn, được nghỉ 60 phút/ ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nghỉ 30 phút/ ngày trong thời gian kinh nguyệt, miễn giảm thuế cho DN sử dụng nhiều LĐN.

Mặt khác LĐN trong các DN cũng được đào tạo nghề, được học tập nâng cao kỹ năng về quản lý, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Một số DN có LĐN đã xây dựng và tổ chức các lớp giữ trẻ hoặc hỗ trợ một phần chi phí cho con em LĐN, như trường Mầm non 28/7 của tổ chức công đoàn đi vào hoạt động, đầy đủ cơ sở vật chất giảng dạy với gần 100 em đã góp phần giúp LĐN yên tâm làm việc, gắn bó với Bình Dương. Ngoài ra, một số DN cũng duy trì tốt việc giữ trẻ cho con NLĐ như: Công ty TNHH Yazaki EDS, Doanh nghiệp tư nhân May Quốc tế, Công ty TNHH Hài Mỹ- Nhàmáy Sài Gòn, Công ty TNHH Shyang Hung Cheng, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh, Công ty TNHH Liên doanh Chí Hùng…

Song song đó, hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở cũng đánh mạnh vào quyền lợi của chị em phụ nữ. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động khác nhau, hệ thống tổ chức các công đoàn cơ sở đã vận động giảm tiền thuê nhà trọ cho nữ CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ LĐN khi đau ốm, hiếu hỉ, vận động chủ nhà trọ cho mượn đất để chị em công nhân trồng rau cải thiện bữa ăn gia đình. Trong mùa dịch bệnh Covid-19 vừa qua, công đoàn các cấp đã phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại các địa phương vận động các cơ sở kinh doanh nhà trọ miễn, giảm tiền thuê phòng cho NLĐ.

 Trong mùa dịch bệnh Covid-19 vừa qua, công đoàn các cấp đã phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại các địa phương vận động các cơ sở kinh doanh nhà trọ miễn, giảm tiền thuê phòng cho NLĐ. Theo thống kê, đã có trên 1.170 cơ sở kinh doanh nhà trọ hỗ trợ NLĐ miễn giảm tiền trọ với tổng số tiền khoảng 5,5 tỷ đồng.

Theo thống kê, đã có trên 1.170 cơ sở kinh doanh nhà trọ hỗ trợ NLĐ miễn giảm tiền trọ với tổng số tiền khoảng 5,5 tỷ đồng. Đa số các chủ nhà trọ thực hiện giảm giá thuê trong 2 tháng (tháng 4 và 5) từ 30%-50%. Một số khu nhà trọ miễn phí 100% tiền thuê trọ. Ngoài ra, một số chủ nhà trọ còn tặng nhu yếu phẩm (gạo, mì gói, nước mắm, dầu ăn…) cho gần 15.000 phòng trọ. Trong khi đó, các cấp công đoàn đã trích kinh phí, vận động chủ DN chi hỗ trợ tiền, gạo, khẩu trang…cho trên 300.000 đoàn viên.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết, những năm qua, tình hình việc làm, đời sống NLĐ trên địa bàn tỉnh được cải thiện. NLĐ luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần yêu nước và có thái độ, trách nhiệm ngày càng chuyên nghiệp trong lao động, sản xuất. Tuy nhiên, một bộ phận NLĐ chưa có tác phong công nghiệp, hạn chế về ý thức tổ chức, kỷ luật, hạn chế về nhận thức chính trị, còn bị các phần tử xấu lôi kéo, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Tổ chức công đoàn trong tỉnh đã chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ, phối hợp tốt với chính quyền, người sử dụng lao động từng bước tháo gỡ khó khăn, hạn chế, xây dựng đội ngũ NLĐ trong quan hệ lao động ngày càng ổn định, phát triển (còn tiếp).

 KIM HÀ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=551
Quay lên trên