Triệt để tiết kiệm chi để tăng lương

Cập nhật: 01-11-2012 | 00:00:00

Tại phiên thảo luận, Bộtrưởng BộTài chính Vương Đình Huệđãsơ bộbáo cáo phương án tích cực vàkhảthi nhất có thểđểvẫn bảo đảm tăng lương, dù muộn hơn 2 tháng so với lộtrình. Bộtrưởng Vương Đình Huệnói, vấn đềtăng lương theo lộtrình không chỉ làmong muốn của người hưởng lương, màcòn làmối quan tâm hàng đầu của các đồng chílãnh đạo Đảng, Nhànước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc cũng như các vịđại biểu Quốc hội. Đểcó thểtăng lương theo lộtrình từ ngày 1-5-2013, cần khoảng 60.000 - 65.000 tỷ đồng. Điều này vượt quákhảnăng cân đối ngân sách năm 2013 do thu ngân sách 2012 đạt thấp.

 Về những phản ánh của đại biểu về vấn đề tăng lương, Bộ trưởng Vương Đình Huệ giải trình, Bộ Tài chính dự kiến bố trí được khoảng 20.700 tỷ đồng để tăng lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng hiện nay lên 1,15 triệu đồng vào ngày 1-7-2013. Theo tính toán của Bộ trưởng Vương Đình Huệ, việc để bố trí cho tăng lương 6 tháng còn lại của năm 2013 (dự kiến cần thêm 21.700 tỷ đồng) sẽ do Trung ương lo 18.400 tỷ đồng, địa phương lo 3.300 tỷ đồng. Để có các nguồn này khi mà dự toán thu đã ở mức rất cao, khó có thể tăng thêm nên Chính phủ sẽ phải cơ cấu lại chi. Cụ thể, chi đầu tư công sẽ giảm 10.000 tỷ đồng, xuống còn khoảng 170.000 tỷ, dự kiến đề nghị phát hành 55.000 - 60.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2013, nhưng vẫn bảo đảm đúng kế hoạch phát hành cho cả giai đoạn 2012-2015, ngân sách Trung ương cũng sẽ phải tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên. Theo ông Huệ, đây là phương án tích cực và khả quan nhất mà ngân sách có thể cân đối được.

Trao đổi về vấn đề quản lý thị trường vàng trước những ý kiến khác nhau của đại biểu, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, do thị trường vàng thời gian qua bất ổn, ảnh hưởng đến lạm phát, tạo bất ổn kinh tế vĩ mô. Sau 5 tháng thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý thị trường vàng, đến nay đã đạt một số kết quả: giá vàng trong nước tuy vẫn chênh với giá thế giới tới 3 triệu đồng/lượng, nhưng không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng và tỷ giá vẫn ổn định, các ngân hàng thương mại thời gian qua đã mua lại 60 tấn vàng từ nền kinh tế, như vậy cũng có nghĩa một lượng vốn tương ứng 60 tấn vàng (xấp xỉ 3 tỷ USD) đã được chuyển thành vốn VND phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tính chung lại, từ đầu năm đến nay, chúng ta đã mua được 10 tỷ USD và 60 tấn vàng.

Ông Bình cũng nhận khuyết điểm còn một số tồn tại trong quản lý thị trường vàng, nhất là trong công tác thông tin, tuyên truyền về việc độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC. Theo đó, từ ngày 25-5, tất cả các công ty dập vàng miếng chấm dứt dập vàng miếng, mà chỉ có NHNN được độc quyền dập vàng miếng SJC. Sở dĩ NHNN chọn vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền của Nhà nước là bởi 90% lượng vàng miếng trên thị trường là của thương hiệu này, do vậy sẽ hạn chế được lãng phí. Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, từ sau 25-5, tất cả các vàng miếng thương hiệu khác SJC vẫn được lưu hành bình thường, NHNN không bắt phải chuyển đổi từ vàng miếng này sang vàng miếng khác.

Liên quan đến các biện pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết ngành ngân hàng đã thực hiện khoanh nợ, giãn nợ, với số tiền được khoanh nợ, giãn nợ từ tháng 4 trở lại đây là 36.000 tỷ đồng được khoanh nợ, giãn nợ; những khoản dư nợ có lãi suất trên 15% chiếm tỷ lệ 80% trong tổng dư nợ tín dụng và từ 15-7 đến nay đã giảm xuống chỉ còn 20%. Ngành ngân hàng vẫn tiếp tục phối hợp với các địa phương, các bộ, ngành để tháo gỡ cho doanh nghiệp.

T.S (tổng hợp)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=271
Quay lên trên