Ngày 30-3-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 471/QĐ-TTg về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn. Xoay quanh nội dung này, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nguyện, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Bình Dương.
- Thực hiện Quyết định 471/QĐ-TTg thì các đối tượng nào được hỗ trợ đột xuất đợt này, mức hưởng và thời gian hưởng như thế nào, thưa bà?
- Theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn, có 5 đối tượng được trợ cấp khó khăn gồm:
Tham gia bảo hiểm và giải quyết các chế độ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
1. Đối tượng có mức lương thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn tại khoản 1 điều này là những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống, gồm:
a) Cán bộ, công chức (bao gồm cả công chức trong thời gian tập sự) thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Viên chức thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
d) Cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
đ) Giáo viên mầm non trong biên chế và giáo viên mầm non hợp đồng quy định tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15-11-2002 của Thủ tướng Chính phủ;
e) Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 3-2-1994 và Quyết định số 131/TTg ngày 4-3-1995 của Thủ tướng Chính phủ;
g) Các đối tượng ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17-11-2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đã được xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
h) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu;
i) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam;
k) Hạ sĩ quan, công nhân, nhân viên công an hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc Công an Nhân dân Việt Nam.
2. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mức thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn tại khoản 1 điều này là những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống, gồm:
a) Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22-10-2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21-10-2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 -1-1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4-8- 2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
d) Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20-6-1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111/HĐBT ngày 13-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
đ) Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27-10-2008 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Người có công với cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên (không bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp tuất).
4. Người hưởng trợ cấp tuất (bao gồm cả đối tượng hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội và trợ cấp tuất đối với người có công).
5. Hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30-1-2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Mức hỗ trợ và thời gian hưởng của các đối tượng nêu trên được quy định tại Điều 2 của QĐ số 471/QĐ-TTg như sau:
1. Mức 250.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 1 của quyết định này;
2. Mức 100.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 của quyết định này;
3. Mức 250.000 đồng/hộ với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 của quyết định này.
Việc hỗ trợ này được thực hiện làm hai lần trong quý II- 2011.
- Vấn đề hiện nay nhiều cán bộ công chức quan tâm đối tượng là những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống được hưởng trợ cấp hàng tháng 250.000 đồng liệu có ảnh
hưởng đến sự không công bằng và có sự chênh lệch giữa những người có hệ số lương liền kề 3,00 hay không, thưa bà.
- Những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 quyết định này chủ yếu chỉ có thu nhập từ lương và mức lương này chưa bảo đảm cho đời sống so với vật giá hiện nay. Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định cho những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống được hưởng trợ cấp mức 250.000 đồng/quý (không phải 250.000 đồng/tháng) là phù hợp, đây chỉ là trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng thu nhập thấp, đời sống khó khăn trong quý II-2011. Không có sự chênh lệch lớn nên không ảnh hưởng và vẫn bảo đảm tính công bằng đối với những người có hệ số lương liền kề 3,00.
- Thưa bà, việc chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng ở Bình Dương đã triển khai thực hiện như thế nào và khi thực hiện quyết định này Bình Dương có gặp thuận lợi, khó khăn gì?
- Căn cứ Thông tư số 48/2011/TT-BTC ngày 8-4-2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn, theo đó việc chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng được thực hiện 2 (hai) lần trong quý II-2011 như sau:
- Lần thứ nhất: thực hiện trong tháng 4-2011, mức trợ cấp là 150.000 đồng/người với đối
tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; 50.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; 150.000 đồng/hộ với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg.
- Lần thứ hai: thực hiện trong tháng 5-2011, mức trợ cấp là 100.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; 50.000 đồng/người với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg; 100.000 đồng/hộ với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg.
Nguồn trợ cấp như sau:
- Đơn vị hành chính, sự nghiệp được khoán kinh phí hoạt động sẽ thực hiện trợ cấp từ nguồn cải cách tiền lương, cụ thể tiết kiệm 10% từ kinh phí khoán. Trường hợp thiếu thì ngân sách sẽ cấp bù.
- Đơn vị sự nghiệp bảo đảm nguồn thu sẽ cân đối từ các nguồn thu để thực hiện trợ cấp.
- Đơn vị dự toán không khoán thì ngân sách sẽ bổ sung kinh phí thực hiện.
Hiện nay, Sở Tài chính đang tổng hợp danh sách theo mẫu để báo cáo Bộ Tài chính về đối
tượng và nhu cầu kinh phí thực hiện trợ cấp của địa ph ương.
- Xin cảm ơn bà!
VĂN SƠN (thực hiện)