Trong suốt quãng thời gian 5 năm, Cơ quan Tình báo MOSSAD của Israel đã bí mật phối hợp cùng quân đội Mỹ thủ tiêu hàng ngàn nhà khoa học hạt nhân cũng như các giáo sư đầu ngành của nước này, gây thiệt hại vô cùng to lớn cho nhiều ngành khoa học của Iraq. Hậu quả là các ngành khoa học Iraq ngày nay đang hụt hẫng nhân sự nghiêm trọng và tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Đám tang của nhà khoa học hạt nhân Iran Mostafa Ahmadi Roshan bị MOSSAD ám sát chết vào tháng 1-2010. Theo các tài liệu báo cáo mật, trước thời điểm tháng 4-2003, hầu như không có nhà khoa học nào của Iraq bị giết hại hay thiệt mạng vì các lý do bí ẩn. Nhưng kể từ tháng 4-2003, tức thời điểm Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh và đưa quân chiếm đóng lâu dài tại Iraq, bắt đầu xuất hiện hiện tượng các nhà khoa học hạt nhân và các ngành khoa học khác bị một lực lượng sát thủ bí mật sát hại.
Theo một báo cáo của Hãng tin FARS News của Iran đăng trên trang Charleston Voice, thủ phạm gây ra những vụ giết hại giới khoa học Iraq không ai khác chính là Cơ quan Tình báo MOSSAD của Israel, và thông tin về những vụ ám sát giới khoa học không chỉ người Iraq mà là người Arập nói chung đã được lan truyền từ lâu trong cộng đồng khoa học và cả trong dư luận thế giới.
FARS News cho biết, MOSSAD nhắm đến các mục tiêu là các nhà khoa học hạt nhân, sinh học và sau đó là các giáo sư đang giảng dạy tại các trường đại học. Tổng cộng, MOSSAD đã ám sát hơn 350 nhà khoa học Iraq thuộc các ngành hạt nhân và sinh học, hóa học, cộng với khoảng 200 giáo sư giảng dạy tại các trường đại học của Iraq và trên thế giới.
Mục đích của việc giết người này là "xoá bỏ hoàn toàn sự tồn tại thể xác" của các nhà khoa học nhằm hạn chế, không cho Iraq đạt được ước mơ làm chủ công nghệ hạt nhân, và xa hơn là ngăn cản các ngành khoa học Iraq phát triển.
Một thông tin quan trọng được FARS News tiết lộ là Lầu Năm Góc và cả Tổng thống Mỹ George W. Bush đã được báo cáo về kế hoạch ám sát của MOSSAD và đã bật đèn xanh, thậm chí hợp tác tích cực để MOSSAD thực hiện chiến dịch của mình.
Ban đầu người Mỹ không có ý định giết hại mà chỉ cố lôi kéo giới khoa học Iraq về phía mình. Cụ thể là, các nhà khoa học hàng đầu Iraq, bất kể là đã từng làm việc dưới thời ông Saddam Hussein hay không, đều được chào mời hợp tác với quân đội Mỹ hoặc bị ép buộc sang Mỹ làm việc trong các viện nghiên cứu khoa học phục vụ ch lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, đại đa số họ đều từ chối và đã bỏ trốn khỏi nước Mỹ. Trước thực tế này, Cơ quan Tình báo Israel MOSSAD đã đưa ra gợi ý là bí mật thủ tiêu họ, vì tin rằng chỉ có cách đó mới xóa bỏ được những bộ óc khoa học tài năng khỏi nước Iraq.
FARS News dẫn các báo cáo cho biết, lực lượng điệp viên sát thủ của MOSSAD đã xâm nhập vào Iraq hoạt động với danh nghĩa các công ty của Jordan và sử dụng đồng tiền Jordan trong mọi giao dịch để che mắt mọi người. Còn Hãng tin Nakhel thì dẫn nguồn các nhóm kháng chiến Iraq cho biết, lực lượng tình báo sát thủ của MOSSAD hoạt động tại nhiều vùng khác nhau của Iraq, kể cả Taji, Kirkuk và Baghdad. Các nhóm kháng chiến Iraq đã nhiều lần tiến hành các vụ tấn công bằng bom nhắm vào các mục tiêu này và gây ra một số thiệt hại, nhưng thông tin trên báo chí lại che lấp sự thật về nạn nhân trong các vụ tấn công này.
Trong lịch sử, không chỉ có giới khoa học Iraq mà tất cả các nhà khoa học giỏi, đầu ngành thuộc các quốc gia Arập, trong đó bao gồm cả Iran và Ai Cập, cũng bị ám sát, mà thủ phạm không ai khác ngoài tình báo MOSSAD. Các báo cáo đưa ra điển hình 4 vụ ám sát các nhà khoa học hạt nhân Ai Cập trong nửa cuối thế kỷ XX, như vụ nhà khoa học hạt nhân Sameera Mousa bị ám sát tại Mỹ năm 1952; vụ nhà khoa học hạt nhân Yehya Al Mashad bị MOSSAD giết chết tại Paris năm 1980; rồi vụ nhà khoa học hạt nhân Sameer Najeeb bị giết ở Detroit, Mỹ, năm 1967; và nhà vật lý vi ba Sayed Bdeer bị thủ tiêu tại nhà riêng ở thành phố Alexandria (Ai Cập) năm 1989. Trong đó, tiến sĩ Mashad từng nhiều năm làm việc tại Iraq và là người có công lớn phục hồi lò phản ứng hạt nhân cho Iraq bằng các thiết bị mua sắm từ Pháp chở về Baghdad.
Những vụ ám sát bí mật đó, dù ai cũng biết thủ phạm là MOSSAD, thậm chí có thể điều tra ra thủ phạm của vụ ám sát, nhưng hầu như chưa có vụ nào kẻ thủ ác bị lôi ra ánh sáng. Một số vụ việc không thể điều tra, đã chìm vào quên lãng, như vụ giáo sư người Ai Cập Mustafa Mashrefah - biệt danh là "Einstein Arập", nhà khoa học Arập đầu tiên tham gia vào chương trình nghiên cứu không gian và là một trong những trợ lý chính của nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein.
Một nhà khoa học Ai Cập khác là tiến sĩ Nabil Al Laqeeni làm việc ở Tiệp Khắc, đã biến mất một cách bí ẩn, trong khi một tiến sĩ Ai Cập khác bị MOSSAD ám sát chết sau khi xuất bản quyển sách viết về ảnh hưởng của Israel ở châu Phi. Đó là chưa kể hàng loạt nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu tài năng của Palestine, Liban,…
Có người cho rằng, công tác điều tra thủ phạm của những vụ "khủng bố" mang tầm quốc gia này vô cùng khó khăn, vì sức ép cực lớn không chỉ đến từ Israel mà còn đồng minh quan trọng nhất của nước này là Mỹ - vốn cũng không muốn thế giới Arập phát triển về khoa học kỹ thuật. Điều này lý giải vì sao trong 3 năm trở lại đây, Israel dám ngang nhiên tung điệp viên MOSSAD vào Iran để ám sát hàng loạt nhà khoa học hạt nhân và các giáo sư đại học ngành vật lý hạt nhân. Phải chăng, chính vì hành động "khủng bố" của Israel mà loạt vụ tấn công khủng bố nhắm vào công dân Israel trên khắp thế giới xảy ra ngay sau đó được quy cho Iran chủ mưu?
Theo CAND